Đa hồng cầu nguyên phát là bệnh gì? Triệu chứng và biến chứng của bệnh

Đa hồng cầu nguyên phát là bệnh gì? Triệu chứng và biến chứng của bệnh

Đa hồng cầu nguyên phát là một dạng ung thư máu nhưng tiến triển chậm hơn các dạng khác. Bệnh nhân bị đa hồng cầu nguyên phát có độ nhớt máu tăng dẫn đến hình thành các cục máu đông, từ đó dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe, nếu không kịp thời chữa trị có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Bạn đang đọc: Đa hồng cầu nguyên phát là bệnh gì? Triệu chứng và biến chứng của bệnh

Đa hồng cầu nguyên phát là bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện và tiến hành chữa trị sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng bệnh nhân. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu mời bạn cùng tìm hiểu về bệnh đa hồng cầu nguyên phát.

Thế nào là bệnh đa hồng cầu nguyên phát?

Bệnh lý đa hồng cầu nguyên phát (polycythemia vera – PV) là một dạng của bệnh ung thư máu hiếm gặp và tiến triển với tốc độ chậm. Bệnh thường xảy ra khi tủy xương sản xuất quá nhiều tế bào máu, trong đó nhiều nhất là các tế bào hồng cầu.

Bệnh đa hồng cầu nguyên phát khiến số lượng hồng cầu tăng đột biến và độ nhớt của máu cũng tăng theo làm cho máu chảy chậm lại, tạo điều kiện thuận lợi để hình thành các cục máu đông trong mạch máu.

Đa hồng cầu nguyên phát là bệnh gì? Triệu chứng và biến chứng của bệnh

Đa hồng cầu nguyên phát là bệnh khiến số lượng hồng cầu tăng đột biến

Hậu quả của việc máu chảy chậm do bệnh đa hồng cầu nguyên phát là khả năng cung cấp oxy cho các mô và cơ quan trong cơ thể giảm, cục máu đông hình thành trong lòng mạch gây tăng nguy cơ đột quỵ, tai biến mạch máu, xơ vữa động mạch, tắc động mạch,… vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cho bệnh nhân.

Đa hồng cầu nguyên phát còn ảnh hưởng đến nhiều bệnh lý khác, điển hình như làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu và một số loại ung thư nguy hiểm nên người bệnh cần phát hiện sớm và tiến hành chữa trị kịp thời nhằm ngăn chặn biến chứng và độ nguy hiểm đến tính mạng.

Tuy rằng đa hồng cầu nguyên phát không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng nếu được chữa trị, can thiệp kịp thời có thể tăng khả năng kiểm soát bệnh cũng như tránh được các biến chứng không mong muốn. Trong quá trình điều trị người bệnh cần tuân thủ phác đồ và tái khám đều đặn theo lịch hẹn của bác sĩ vì tình trạng đông máu rất nguy hiểm, có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn bất cứ lúc nào.

Triệu chứng của bệnh đa hồng cầu nguyên phát

Việc nhận biết sớm bệnh đa hồng cầu nguyên phát thông qua các dấu hiệu cụ thể luôn được nhấn mạnh, có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả điều trị và khả năng kiểm soát bệnh. Một số triệu chứng phổ biến ở người bị đa hồng cầu nguyên phát gồm:

  • Cảm thấy khó thở khi nằm xuống;
  • Chóng mặt;
  • Chảy máu hoặc bầm tím bất thường;
  • Đầy bụng bên trái phía trên do lách to;
  • Đau đầu, giảm khả năng tập trung;
  • Ngứa ngáy cơ thể, đặc biệt là sau khi tắm bằng nước ấm;
  • Khó thở;
  • Viêm tĩnh mạch;
  • Da tái xanh nhợt nhạt;
  • Mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân;
  • Gặp vấn đề về tầm nhìn, thường là nhìn mờ hoặc nhìn đôi;
  • Sụt cân không rõ lý do;
  • Suy nhược cơ thể;
  • Đổ nhiều mồ hôi.

Đa hồng cầu nguyên phát là bệnh gì? Triệu chứng và biến chứng của bệnh

Bệnh nhân bị đa hồng cầu nguyên phát thường cảm thấy cơ thể ngứa ngáy khó chịu, đặc biệt sau khi tắm nước ấm

Khi bệnh đa hồng cầu nguyên phát tiến triển nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện các triệu chứng khác như:

  • Chảy máu nhiều kể cả các vết thương nhỏ;
  • Đau nhức xương khớp;
  • Mặt đỏ bất thường;
  • Chảy máu chân răng, nướu răng;
  • Nóng rát ở bàn tay hoặc bàn chân.

Bệnh đa hồng cầu nguyên phát có biến chứng không?

Đa hồng cầu nguyên phát là bệnh nguy hiểm và có rất nhiều biến chứng nặng như:

Lách to: Kích thước lá lách tăng nhiều so với thông thường vì phải hoạt động nhiều hơn để lọc được lượng tế bào máu tăng cao.

Bệnh lý: Người bị đa hồng cầu nguyên phát có thể đối mặt với các biến chứng là các bệnh lý khác bao gồm viêm loét dạ dày tá tràng, viêm các khớp xương (bệnh Gout),…

Bệnh tủy xương: Phổ biến là chứng xơ hóa tủy xương, hội chứng tủy xương phát triển bất thường, bệnh bạch cầu cấp tính,…

Tìm hiểu thêm: Kem nền và kem lót có gì khác nhau? Cách dùng kem nền và kem lót

Đa hồng cầu nguyên phát là bệnh gì? Triệu chứng và biến chứng của bệnh
Bệnh có thể gây biến chứng thành bệnh bạch cầu cấp tính rất nguy hiểm

Ai dễ mắc bệnh đa hồng cầu nguyên phát?

Thực chất đa hồng cầu nguyên phát có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi khác nhau nhưng một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh là:

  • Người có tiền sử xuất hiện cục máu đông trong lòng mạch.
  • Người trên 60 tuổi.
  • Người có tiền sử mắc một số bệnh lý đặc trưng như tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, nồng độ cholesterol trong máu cao,…
  • Người có thói quen gây hại cho sức khỏe như hút thuốc lá nhiều, uống rượu bia thường xuyên, sử dụng chất kích thích,…
  • Phụ nữ đang mang thai cũng có nguy cơ bị đa hồng cầu nguyên phát cao hơn người bình thường.

Chẩn đoán đa hồng cầu nguyên phát như thế nào?

Chẩn đoán bệnh lý đa hồng cầu nguyên phát bao gồm tiêu chuẩn chính và tiêu chuẩn phụ, cụ thể như sau.

Tiêu chuẩn chính khi chẩn đoán đa hồng cầu nguyên phát

Bệnh nhân cần thực hiện xét nghiệm công thức máu bao gồm:

  • Chỉ số Hb > 185 G/L ở nam giới và > 165 G/L ở nữ giới.
  • Chỉ số Hb > 170 G/L ở nam và > 150 G/L ở nữ giới khi kết hợp với HB tăng bền vững ≥ 20 G/L so với thông thường mà không phải do điều trị bằng chế phẩm sắt.
  • Tăng thể tích khối hồng cầu toàn thể trên 25% trị số bình thường.

Ngoài ra người bệnh cũng cần xét nghiệm kiểm tra các đột biến tại gen JAK2V617F để xác định có xuất hiện tình trạng đột biến gen gây bệnh hay không.

Đa hồng cầu nguyên phát là bệnh gì? Triệu chứng và biến chứng của bệnh

>>>>>Xem thêm: Bướu cổ uống cần tây được không? Công dụng của nước ép cần tây với sức khỏe

Xét nghiệm công thức máu là phương án chẩn đoán hiệu quả bệnh đa hồng cầu nguyên phát

Tiêu chuẩn phụ khi chẩn đoán đa hồng cầu nguyên phát

Các tiêu chuẩn bị khi tiến hành chẩn đoán đa hồng cầu nguyên phát bao gồm:

  • Tủy đồ: Bệnh nhân có dấu hiệu tăng sinh 3 dòng tế bào tủy.
  • Thực hiện xét nghiệm erythropoietin huyết thanh cho thấy nồng độ erythropoietin huyết thanh giảm so với thông thường.
  • Sinh thiết tủy xương nhận thấy xuất hiện cụm EEC (endogenous erythroid colony) khi nuôi cấy tế bào tủy xương không dùng thêm chất kích thích sản sinh hồng cầu.

Chẩn đoán bệnh đa hồng cầu nguyên phát được xác định dựa trên cả tiêu chuẩn chính và tiêu chuẩn phụ, cụ thể là người có 2 tiêu chuẩn chính và 1 tiêu chuẩn phụ hoặc 1 tiêu chuẩn chính đầu tiên và 2 tiêu chuẩn bị được xác định mắc bệnh đa hồng cầu nguyên phát.

Trên đây là một số thông tin về bệnh đa hồng cầu nguyên phát mà Nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến quý bạn đọc, hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm về dạng ung thư máu này. Khi nghi ngờ mắc bệnh đa hồng cầu nguyên phát bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán chính xác và xây dựng phác đồ điều trị kịp thời, hiệu quả.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *