Với sự phát triển của y học hiện đại, phương pháp thay khớp gối gióng trục động học đã được ứng dụng rộng rãi trong thời gian gần đây trong việc hỗ trợ người bệnh khôi phục khả năng vận động một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vậy quy trình thay khớp gối gióng trục động học được thực hiện như thế nào?
Bạn đang đọc: Thay khớp gối gióng trục động học là gì? Những điều cần biết
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về phương pháp thay khớp gối gióng trục động học và những lợi ích mà phương pháp này mang lại trong việc điều trị các vấn đề liên quan đến khớp gối. Hãy cùng khám phá quy trình thực hiện và những lưu ý khi thay khớp gối gióng trục động học để hiểu thêm về phương pháp giúp khôi phục khả năng vận động này bạn nhé!
Tổng quan về phương pháp thay khớp gối gióng trục động học
Các phương pháp căn chỉnh trong thay khớp gối hiện nay
Hiện nay, có 3 phương pháp căn chỉnh trong thay khớp gối, bao gồm: Căn chỉnh theo giải phẫu (anatomic alignment), căn chỉnh theo cơ học (mechanical alignment), và căn chỉnh theo động học (kinematic alignment).
Trong các kỹ thuật này, căn chỉnh theo động học đang có những ưu điểm đặc biệt so với hai phương pháp còn lại. Đối với căn chỉnh theo động học, bác sĩ thực hiện các lát cắt xương dựa trên tham chiếu trục giải phẫu hoặc trục cơ học của xương/chi. Mặc dù nhiều báo cáo lâm sàng ghi nhận sự phục hồi chức năng cơ học tích cực sau thay khớp gối bằng kỹ thuật này, tuy nhiên một số người bệnh vẫn gặp vấn đề như đau, lỏng gối hoặc hạn chế vận động.
Phương pháp căn chỉnh theo giải phẫu và cơ học thường dựa trên hai chiều không gian (2D): Trước – sau và trong – ngoài. Điều này làm cho việc đánh giá kết quả sau phẫu thuật thông qua phim X-quang trở nên hạn chế, chỉ phản ánh độ chính xác của phẫu thuật về mặt tham số đo lường. Do đó, trong một số trường hợp, mặc dù có kết quả hình ảnh tích cực, các chuyên gia vẫn gặp khó khăn trong việc lý giải một số kết quả không nhất quán sau phẫu thuật.
Phương pháp thay khớp gối gióng trục động học
Phương pháp thay khớp gối gióng trục động học là một giải pháp ưu tiên nhằm khôi phục những trục chuyển động của khớp gối. Theo nguyên tắc này, việc phục hồi thành công các trục chuyển động sẽ giúp khôi phục chính xác trục giải phẫu và trục cơ học của khớp gối.
Khi này, khớp gối nhân tạo gần giống về chức năng và độ cong của trục chân so với khớp gối tự nhiên. Điều này cho phép khớp gối nhân tạo thực hiện các chuyển động xoay trong, xoay ngoài, tăng cường sự linh hoạt cho khớp. Nhờ đó, người bệnh có thể phục hồi hình dáng chân, khả năng vận động, thực hiện các động tác như co duỗi và đi lại một cách linh hoạt. Ngoài ra, khớp gối nhân tạo còn có ưu điểm như ít hao mòn, giúp kéo dài tuổi thọ cũng như độ bền của khớp trong suốt hàng chục năm.
Quy trình thực hiện thay khớp gối gióng trục động học diễn ra như thế nào?
Chuẩn bị trước khi phẫu thuật
- Người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 6 giờ trước khi phẫu thuật để tránh nguy cơ sặc hoặc ngưng thở do thức ăn còn trong dạ dày.
- Trước mổ ít nhất 1 giờ, bệnh nhân cần nhập viện, tiếp nhận phòng, và thực hiện vệ sinh cơ thể.
- Nhân viên y tế sẽ đánh dấu vị trí mổ để tránh nhầm lẫn trong quá trình chuẩn bị.
- Bác sĩ sẽ kiểm tra hồ sơ của bệnh nhân và bắt đầu chuẩn bị cho quá trình gây tê tủy sống hoặc gây mê, tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng trường hợp.
Các bước tiến hành thay khớp gối gióng trục động học
- Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ rạch da theo chiều dọc giữa gối, từ lồi củ trước xương chày tới trên xương bánh chè, với chiều dài khoảng 10cm.
- Sau khi mở khớp gối, bác sĩ sẽ loại bỏ các phần tử hư hại và thực hiện các cắt lát, tạo hình, sau đó đặt vào khớp nhân tạo.
- Bác sĩ kiểm tra độ chính xác và ổn định của khớp nhân tạo trước khi đặt ống dẫn lưu từ bên trong khớp ra ngoài và tiến hành khâu đóng vết mổ.
- Sau 48 giờ, ống dẫn lưu sẽ được rút ra khỏi cơ thế bệnh nhân.
Tìm hiểu thêm: Huyệt Huyền Lư có những tác dụng gì trong cơ thể người?
Những lưu ý khi thực hiện thay khớp gối gióng trục động học
Đối tượng nào được chỉ định thay khớp gối
Trong quá trình kiểm tra khớp gối, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh lý và mức độ đau khớp của người bệnh để xác định có cần thực hiện thay khớp hay không. Các trường hợp có chỉ định thay khớp gối bao gồm:
- Xuất hiện các cơn đau khớp gối nghiêm trọng, suy giảm vận động, tác động tiêu cực đến khả năng di chuyển của bệnh nhân.
- Cơn đau khớp kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và giấc ngủ.
- Tình trạng tổn thương nặng ở khớp gối, gây ra khó khăn trong công việc hàng ngày của người bệnh.
- Bệnh nhân bị tổn thương phần sụn khớp quá nặng, với các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả.
- Các trường hợp thoái hóa khớp gối, dính khớp gối, viêm khớp gối dạng thấp, chấn thương khớp gối gây tổn thương sụn.
- Mắc các bệnh có nguy cơ tác động đến khớp gối như rối loạn đông máu, gout, rối loạn phát triển xương, hoại tử vô mạch khớp gối, chấn thương đầu gối, biến dạng khớp gối, mất sụn.
- Khi chụp X-quang khớp gối, nếu kết quả cho thấy hư hại nhiều bất kể có đau hay không, biến dạng chân nặng ảnh hưởng đến chức năng và trục chi.
Chăm sóc bệnh nhân sau khi thực hiện phẫu thuật thay khớp gối
Sau phẫu thuật thay khớp gối, bệnh nhân chỉ nên chịu trọng lượng trên chân mổ theo chỉ định của bác sĩ và kỹ thuật viên vật lý trị liệu. Trong quá trình phục hồi, người bệnh cần tuân thủ các hướng dẫn sau:
- Khi tập di chuyển, sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như nạng hoặc khung tập đi để đảm bảo an toàn, giảm áp lực lên chân mổ.
- Đeo nẹp gối khi đứng lên, tập đi, trước khi đi ngủ vào buổi tối.
- Ưu tiên sử dụng ghế có tay vịn, tránh quỳ gối, ngồi xổm, vặn người, nhảy hoặc tập luyện quá mức sau phẫu thuật.
- Sử dụng miếng lót bồn cầu mở rộng để thuận tiện khi đi vệ sinh.
- Tránh khiêng vác vật dụng nặng hơn 10kg trong 3 tháng đầu sau phẫu thuật.
- Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau thay khớp gối: Sau thay khớp gối, người bệnh cần tăng cường dinh dưỡng để cung cấp đủ dưỡng chất giúp hỗ trợ quá trình lành vết thương. Đặc biệt, nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ để cải thiện tình trạng táo bón do thuốc giảm đau hoặc ít vận động sau phẫu thuật.
>>>>>Xem thêm: Cách chẩn đoán và phác đồ điều trị rối loạn lo âu
Thay khớp gối sau bao lâu có thể vận động được?
Đối với bệnh nhân thay khớp gối, mục tiêu chính là hồi phục nhanh chóng và khôi phục khả năng đi lại càng sớm càng tốt. Thông thường, 1 – 2 ngày sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân đứng lên và tập đi lại ngay. Trong giai đoạn đầu, người bệnh sẽ được hỗ trợ bằng các dụng cụ như khung tập đi hoặc nạng. Tùy thuộc vào đánh giá của bác sĩ và khả năng phục hồi, bệnh nhân có thể bỏ dụng cụ hỗ trợ và tự mình chống chân để đi lại bình thường.
Hy vọng rằng thông qua bài viết, bạn đã có những thông tin hữu ích về phương pháp thay khớp gối gióng trục động học. Việc áp dụng kỹ thuật này giúp tối ưu hóa chức năng của khớp, đồng thời tăng cường khả năng vận động cho những người gặp vấn đề liên quan đến khớp gối. Thay khớp gối gióng trục động học không chỉ đem lại cơ hội hồi phục cho người bệnh mà còn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Khớp gốiChấn thương chỉnh hìnhBệnh xương khớp