Làm sao để ung thư không tái phát trở lại? 5 lưu ý người bệnh nên biết

Làm sao để ung thư không tái phát trở lại? 5 lưu ý người bệnh nên biết

Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như tính mạng của bệnh nhân nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Kể cả trong trường hợp đã được điều trị thì bệnh ung thư vẫn có khả năng dễ tái phát lại. Vậy làm sao để ung thư không tái phát trở lại?

Bạn đang đọc: Làm sao để ung thư không tái phát trở lại? 5 lưu ý người bệnh nên biết

Ung thư là một trong những bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Nếu bệnh ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm thì cơ hội điều trị khỏi cũng tăng lên. Tuy nhiên, mặc dù đã được điều trị thì bệnh ung thư vẫn có nguy cơ tái phát tương đối cao. Vậy nguyên nhân tái phát bệnh ung thư là gì và làm sao để ung thư không tái phát trở lại?

Ung thư là bệnh gì?

Ung thư là bệnh lý nguy hiểm xảy ra khi một trong các bộ phận trên cơ thể xuất hiện các tế bào bất thường (tế bào ung thư) và phát triển một cách không kiểm soát. Theo thời gian, các tế bào bất thường này sẽ xâm lấn cũng như phá huỷ dần các mô bình thường của cơ thể.

Ban đầu, các tế bào ung thư có thể chỉ xuất hiện ở một khu vực, tuy nhiên chúng sẽ lan rộng sang các hạch bạch huyết sau đó, rồi tiếp tục phát triển nhanh chóng.

Các nhà khoa học cho biết, hiện nay có hơn 100 loại bệnh ung thư. Tại Việt Nam, một số loại ung thư phổ biến có thể đến như ung thư phổi, ung thư vú, ung thư vòm họng, ung thư dạ dày, ung thư trực tràng, ung thư đại tràng, bệnh bạch cầu, ung thư tuyến giáp, ung thư tuyến tiền liệt…

Hầu hết các bệnh ung thư ở giai đoạn đầu sẽ không xuất hiện triệu chứng và bệnh thường phát hiện ở các giai đoạn muộn hoặc được phát hiện sớm khi thăm khám sàng lọc hay khám sức khỏe tại bệnh viện.

Nếu bệnh ung thư được phát hiện sớm và điều trị kịp thời ở giai đoạn khởi phát thì tỷ lệ sống sót của bệnh nhân sau điều trị có thể đạt tới hơn 90%. Tuy nhiên, một số loại tế bào ung thư cũng có khả năng tái phát tương đối cao sau điều trị, kể cả trong trường hợp bác sĩ đã cố gắng loại bỏ các tế bào ung thư trong quá trình điều trị.

Làm sao để ung thư không tái phát trở lại? 5 lưu ý người bệnh nên biết

Ung thư là hiện tượng xuất hiện tế bào bất thường ở một trong các cơ quan trong cơ thể

Nguyên nhân nào làm tăng nguy cơ tái phát bệnh ung thư?

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh ung thư tái phát trở lại được giải thích là do phác đồ điều trị trước đó không triệt để và không tiêu diệt hoàn toàn các tế bào ung thư. Tuy nhiên, việc có thể tiêu diệt và loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư là rất khó, bởi các tế bào ung thư có kích thước rất nhỏ nên không thể phát hiện qua xét nghiệm và cũng không tiêu diệt hoàn toàn dù đã áp dụng phương pháp điều trị tích cực.

Ngoài ra, một số yếu tố như thói quen sinh hoạt và ăn uống, chế độ nghỉ ngơi sau điều trị bệnh ung thư không được đảm bảo hoặc áp lực về tâm lý… khiến cho cơ thể của người bệnh yếu dần đi và giảm sức đề kháng. Đây cũng chính là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ tái phát lại bệnh ung thư. Vậy làm sao để ung thư không tái phát bệnh trở lại?

Làm sao để ung thư không tái phát trở lại? 5 lưu ý người bệnh nên biết

Điều trị không triệt để là nguyên nhân phổ biến nhất khiến bệnh ung thư tái phát

Làm sao để ung thư không tái phát bệnh trở lại?

Làm sao để ung thư không tái phát lại là một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay. Sau quá trình điều trị bệnh ung thư, để nhanh chóng phục hồi sức khỏe và phòng ngừa tình trạng ung thư tái phát lại, người bệnh cần lưu ý đến một số biện pháp như sau:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Sau khi kết thúc hành trình điều trị bệnh ung thư kéo dài, làm sao để ung thư không tái phát lại?

Câu trả lời là người bệnh cần xây dựng và thực hiện một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh hơn để cải thiện sức khỏe, kéo dài tuổi thọ cũng như phòng ngừa ung thư tái phát.

Người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống theo nguyên tắc sau đây để giúp giảm nguy cơ ung thư tái phát:

  • Ăn nhiều hoa quả tươi và rau xanh, hạn chế ăn thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn và thịt cừu. Đồng thời, hạn chế tiêu thụ các loại thịt chế biến sẵn như lạp xưởng, xúc xích hay các loại thịt hộp.
  • Người bệnh nên chọn lựa những loại thực phẩm được chế biến từ ngũ cốc nguyên hạt, tránh tiêu thụ những thực phẩm được làm từ đường tinh chế và gạo trắng.
  • Nếu thừa cân hay béo phì, người bệnh cần cố gắng giảm cân nặng bằng cách giảm lượng calo cung cấp cho cơ thể và tăng cường hoạt động thể chất. Bệnh nhân có thể nhận tư vấn từ bác sĩ trước khi luyện tập thể dục – thể thao để đảm bảo sức khỏe.
  • Hạn chế sử dụng bia rượu, đồ uống có cồn, chất kích thích và thuốc lá. Bởi là những thứ làm giảm sức đề kháng của cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn.

Tìm hiểu thêm: Những thông tin cần biết về kính 2 tròng

Làm sao để ung thư không tái phát trở lại? 5 lưu ý người bệnh nên biết
Chế độ ăn uống khoa học giúp phòng ngừa tình trạng ung thư tái phát trở lại

Bổ sung thêm vitamin khi cần

Làm sao để ung thư không tái phát trở lại thì người bệnh cần bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể khi cần thiết. Bởi sau quá trình điều trị ung thư, cơ thể có nguy cơ cao bị thiếu hụt một số loại vitamin và khoáng chất. Điều này khiến cho sức khỏe của bệnh nhân lâu hồi phục và cũng làm tăng nguy cơ tái phát ung thư.

Chính vì thế, sau điều trị ung thư thì người bệnh có thể bổ sung các loại vitamin khi cần thiết. Bên cạnh việc bổ sung vitamin thông qua các loại thực phẩm tiêu thụ hàng ngày, người bệnh có thể lựa chọn một số thực phẩm chức năng giúp bổ sung thêm vitamin cho cơ thể và ngăn ngừa tình trạng ung thư tái phát. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi dùng vitamin hay thực phẩm chức năng. Chỉ được dùng vitamin và thực phẩm chức năng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Tập thể dục – thể thao

Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, bệnh nhân sau điều trị ung thư cũng nên tăng cường tập luyện thể dục – thể thao bằng những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể lực của bản thân.

Theo nhiều nghiên cứu cho biết, việc rèn luyện thể lực đều đặn sẽ giúp giảm stress, trầm cảm và cải thiện tâm hiệu quả, giảm các triệu chứng như buồn nôn, mệt mỏi, tiêu chảy và đau.

Người bệnh cũng nên trao đổi với bác sĩ điều trị về kế hoạch luyện tập thể dục để tìm ra được hình thức tập luyện phù hợp nhất. Trong trường hợp sức khoẻ còn yếu, người bệnh nên bắt đầu với những động hoạt động nhẹ nhàng, sau đó tăng dần thời gian và cường độ tập luyện.

Làm sao để ung thư không tái phát trở lại? 5 lưu ý người bệnh nên biết

>>>>>Xem thêm: Cơ thể ra nhiều mồ hôi nên uống nước gì?

Tập thể dục điều độ là câu trả lời cho câu hỏi làm sao để ung thư không tái phát

Khám sức khỏe khi xảy ra vấn đề

Trước tiên, người bệnh hãy hỏi bác sĩ về các triệu chứng của tình trạng ung thư tái phát về loại ung thư mắc phải. Đồng thời, cần lưu ý quan sát về các biểu hiện lâm sàng trên có thể và khám lại ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường.

Nếu gặp phải bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào sau đây, người bệnh cần báo lại ngay cho bác sĩ điều trị, bao gồm:

  • Sốt cao hoặc ớn lạnh;
  • Ho dai dẳng, khó thở;
  • Nước tiểu hoặc phân có lẫn máu;
  • Bầm tím da, chảy máu không rõ nguyên nhân;
  • Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chán ăn hoặc nuốt khó;
  • Xuất hiện các khối u cục hoặc bị sưng không rõ lý do;
  • Dễ bị dị ứng hoặc phát ban, ngứa ngáy trầm trọng, thở khò khè;
  • Sụt cân nhanh, đau không phải do chấn thương;
  • Xuất hiện các triệu chứng của bệnh ung thư đã mắc phải trước đó.

Hãy luôn vui vẻ và lạc quan

Không ít trường hợp người bệnh sau điều trị ung thư thường lo lắng về vấn đề bệnh ung thư tái phát lại. Điều này đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều bệnh nhân, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống của họ.

Do đó, người bệnh hãy trao đổi với bác sĩ về những điều đang lo lắng để nhận sự giúp đỡ và giúp bạn kiểm soát cảm xúc của bản thân và sống trọn vẹn hơn. Hãy luôn giữ một tinh thần vui vẻ, lạc quan và thoải mái để tránh gây ảnh hưởng đến tâm lý cũng như hạn chế nguy cơ tái phát ung thư.

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc biết được làm sao để ung thư không tái phát lại. Từ đó, người bệnh sẽ có những biện pháp phòng ngừa bệnh ung thư tái phát hiệu quả sau quá trình điều trị bệnh và bảo vệ sức khoẻ tốt hơn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *