Đinh lăng là một loại thảo dược lành tính với rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe như thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết… Vậy với những người đang bị huyết áp thấp có uống được lá đinh lăng không?
Bạn đang đọc: Hỏi đáp: Người bị huyết áp thấp có uống được lá đinh lăng không?
Tình trạng tụt huyết áp rất phổ biến hiện nay. Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, huyết áp thấp còn làm tăng nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm như suy thận, đột quỵ, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, người bị huyết áp thấp cần áp dụng các biện pháp điều trị bằng thuốc, tăng cường sức khỏe hoặc sử dụng các loại thảo dược để kiểm soát tình trạng này.
Vì sao cần kiểm soát huyết áp ổn định?
Để trả lời câu hỏi huyết áp thấp có uống được lá đinh lăng không, chúng ta cần nắm rõ mức độ nguy hiểm của tình trạng này. Một người được coi là bị huyết áp thấp nếu huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg. Những người bị huyết áp thấp thường xuất hiện dấu hiệu hoa mắt chóng mặt, buồn nôn và có thể kèm theo đau ngực, hạ thân nhiệt.
Huyết áp thấp kéo dài sẽ khiến áp lực trong các mạch máu không đủ mạnh để hoàn thành nhiệm vụ đưa máu giàu oxy đến khắp nơi trong cơ thể. Nguy hiểm nhất là khi các cơ quan tim, não bị thiếu máu giàu oxy sẽ dẫn đến cơn nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, nặng hơn là chết não. Ngoài ra, người bệnh bị tụt huyết áp nhiều lần dẫn đến hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng và cơ thể của họ không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho các cơ quan trong cơ thể. Chính vì thế, duy trì huyết áp ở mức ổn định là rất quan trọng để ngăn ngừa biến chứng.
Người bị huyết áp thấp có uống được lá đinh lăng không?
Huyết áp thấp có uống được lá đinh lăng không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người bị bệnh huyết áp nói chung. Vậy cây đinh lăng có những tác dụng gì đối với sức khỏe?
Cây đinh lăng có tác dụng gì?
Cây đinh lăng là một trong những dược liệu quý có tác dụng bồi bổ sinh lực và trí lực. Nó được ví như nhân sâm của dân nghèo bởi công dụng tương tự. Nhờ vậy, đinh lăng đã trở thành loài cây quen thuộc với nhiều gia đình Việt Nam. Không chỉ để làm cây cảnh, gia vị, đinh lăng còn được sử dụng làm thuốc chữa nhiều bệnh thường gặp. Trong đó có tác dụng hỗ trợ cải thiện huyết áp thấp.
Tìm hiểu thêm: Dầu cá có lợi ích cho bệnh chàm như thế nào?
Theo Đông y, các bộ phận của đinh lăng đều có tác dụng chữa bệnh nhất định. Lá đinh lăng có tính mát, vị đắng có tác dụng giải độc thức ăn, bổ khí huyết, chống dị ứng, làm thuốc tăng lực, chữa suy nhược cơ thể, chữa ho ra máu, kiết lỵ… Lá đinh lăng tươi hoặc phơi khô khi nấu lên có mùi thơm đặc trưng nên ai cũng có thể uống được. Nhờ những tác dụng này, lá đinh lăng thường được dùng cho người bị huyết áp thấp, phụ nữ sau sinh, người mệt mỏi, suy nhược cơ thể…
Với những thông tin ở trên, chắc chắn bạn đã trả lời được câu hỏi huyết áp thấp có uống được lá đinh lăng không rồi. Mặc dù mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe nhưng lá đinh lăng cần sử dụng đúng cách và đúng liều lượng.
Bài thuốc chữa huyết áp thấp từ lá đinh lăng và gừng tươi hiệu quả
Ngoài Tây y, các bài thuốc từ dược liệu quen thuộc cũng được chứng minh mang lại tác dụng cải thiện huyết áp hiệu quả. Trong đó, kiểm soát huyết áp bằng lá đinh lăng là một bài thuốc được rất nhiều người áp dụng.
Nguyên liệu cần có: Lá đinh lăng tươi khoảng 200g, 3 lát gừng tươi và 400ml nước.
Cách làm: Đầu tiên đun sôi 200ml nước rồi cho lá đinh lăng đã rửa sạch, gừng tươi vào nồi và đảo qua đảo lại vài lần trong 5 phút. Sau đó chắt lấy nước rồi đổ thêm 200ml nước vào nấu sôi lần 2 với thời gian tương tự. Cuối cùng trộn nước ở 2 lần nấu rồi sử dụng 2 lần/ngày.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng lá đinh lăng khô thay thế nếu không có sẵn lá tươi. Hoặc dùng rễ cây đinh lăng thay cho lá cũng mang lại tác dụng tốt trong kiểm soát huyết áp.
Một số lưu ý khi sử dụng lá đinh lăng chữa huyết áp thấp
Dù lá đinh lăng có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe nhưng người bệnh lưu ý không nên lạm dụng bởi lá đinh lăng có nhiều saponin có thể gây ra một số tác dụng phụ hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi,… Vì vậy, người bệnh nên cân nhắc liều lượng sử dụng cho phù hợp với từng trường hợp. Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường, người bệnh nên tạm dừng uống nước lá đinh lăng.
>>>>>Xem thêm: Viêm đường tiết niệu khám ở khoa nào, bệnh viện nào tốt nhất?
Bên cạnh việc dùng nước nấu từ lá đinh lăng để cải thiện huyết áp, người bệnh cũng cần có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học để nâng cao sức khỏe. Đồng thời khi quyết định sử dụng dược liệu người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn và kiên trì bởi tác dụng của các bài thuốc này thường chậm hơn dùng thuốc Tây y.
Trên đây là những thông tin về bệnh huyết áp thấp và công dụng của lá đinh lăng đối với tình trạng này. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi huyết áp thấp có uống được lá đinh lăng không và biết cách nấu nước lá đinh lăng nhằm cải thiện huyết áp thấp an toàn, hiệu quả.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm