Đã bao giờ bạn thắc mắc hậu môn bình thường sẽ có cấu tạo như thế nào không? Đây được xem là cơ quan quan trọng nằm trong hệ tiêu hóa của con người, có nhiệm vụ đào thải cặn bã ra khỏi cơ thể.
Bạn đang đọc: Hậu môn bình thường có cấu tạo và chức năng như thế nào?
Hậu môn là một phần hệ tiêu hóa và cũng là một phần của cơ thể con người. Hậu môn nằm ở phía cuối của đường tiêu hóa, có chức năng chính là kiểm soát và đào thải phân ra khỏi cơ thể khi đi đại tiện. Vậy hậu môn bình thường có cấu tạo ra sao và chức năng chính là gì? Hậu môn bình thường và hậu môn bị trĩ có gì khác biệt? Cùng xem ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về cơ quan này nhé!
Tìm hiểu về cấu tạo của hậu môn bình thường
Hậu môn là cơ quan nằm ở vị trí cuối cùng của hệ tiêu hóa trên cơ thể con người. Hậu môn bình thường có chiều dài khoảng 2.5 – 4cm, đặt ở giữa hai mông. Mép trên của hậu môn sẽ được nối liền với trực tràng, còn phần mép dưới của hậu môn hay còn gọi là rìa hậu môn sẽ thông với bên ngoài.
Cấu tạo của hậu môn bình thường
- Ống hậu môn: Nằm ở dưới trực tràng, có chiều dài khoảng 2 – 3cm và được cấu thành từ các cơ vòng trong và cơ vòng ngoài. Ở trạng thái bình thường, ống hậu môn sẽ có hình thái là các khía dọc và sẽ chuyển thành dạng ống khi đi đại tiện.
- Van hậu môn: Nằm ở giữa phần cuối của hai cột trực tràng, được hình thành từ sự liên kết của niêm mạc ống hậu môn và phần cuối của trực tràng. Van hậu môn có cấu trúc nếp gấp hình bán nguyệt, giúp kiểm soát quá trình đi tiêu.
- Hang hậu môn: Có hình thái là các hốc nhỏ, bộ phận này cũng được hình thành từ sự liên kết giữa các cột trực tràng và van hậu môn.
- Đầu vú hậu môn: Thường lồi lên và có màu sắc hơi ngả vàng. Nằm ở vị trí giao nhau giữa ống hậu môn với cột trực tràng hoặc nằm dưới van hậu môn.
Hệ thống các cơ ở hậu môn
- Cơ thắt trong hậu môn: Về bản chất, đây là phần cơ trơn nằm trong cùng. Khi các cơ vòng của thành ruột liên tục đi từ phía trên của ống tiêu hóa, khi xuống đến hậu môn sẽ dày lên và phình to ra, tạo nên cơ thắt trong. Cơ thắt có khả năng chi phối phần lớn áp lực ở hậu môn khi nghỉ ngơi, giúp hỗ trợ đóng kín lỗ hậu môn.
- Cơ thắt ngoài hậu môn: Về bản chất, đây là cơ vân quy tụ nhiều sợi thần kinh cảm giác và vận động. Cơ thắt có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát việc đại tiện và giữ chặt phân trong trực tràng. Đồng thời, cơ thắt ngoài tử cung có khả năng tự co lại khi có vật lạ tiếp xúc và xâm nhập vào hậu môn.
Ngoài ra, hậu môn còn là nơi tập trung nhiều mạch máu và dây thần kinh. Khi các tĩnh mạch ở vách hậu môn phình giãn, có thể tạo thành búi trĩ.
Tìm hiểu về cơ chế hoạt động của hậu môn bình thường
Hậu môn bình thường có chức năng chính là đào thải phân ra khỏi cơ thể. Khi phân được đào thải di chuyển xuống dưới trực tràng và làm căng thành trực tràng, kích thích cơ vòng làm giãn cơ vòng hậu môn. Đồng thời, các cơ khác như cơ hoành và cơ thành bụng sẽ co lại, tạo áp suất bên trong ổ bụng và tăng áp lực trong bóng trực tràng.
Khi áp lực trong bóng trực tràng đạt ngưỡng 45mmHg, bộ phận cảm thụ sẽ kích thích dây thần kinh, truyền tín hiệu đến trung khu thần kinh chỉ huy đại tiện tại đốt sống cụt của xương sống. Sau đó, tín hiệu này được truyền lên vỏ đại não, tạo cảm giác muốn đi đại tiện.
Nếu có thể đại tiện ngay, tín hiệu từ vỏ đại não sẽ được truyền xuống và kích thích các phản xạ liên quan. Các cơ trơn trong hậu môn sẽ co lại, cơ hậu môn mở ra và các cơ trong bụng sẽ làm việc cùng nhau để đẩy phân ra ngoài.
Nếu bạn không muốn đi tiêu, vỏ đại não sẽ truyền tín hiệu xuống trung khu thần kinh ở đốt xương cụt, điều khiển van hậu môn và các cơ thắt hậu môn co lại. Từ đó, sẽ đóng chặt hậu môn và kiềm chế phản xạ đại tiện. Nếu phản xạ đại tiện bị kìm hãm thường xuyên, phân có thể bị dồn lại ở đại tràng sigma, làm cho trực tràng không còn nhạy cảm với kích thích, phân trở nên khô và gây táo bón.
Các bệnh lý thường gặp ở hậu môn
Trĩ và nứt kẽ hậu môn là hai bệnh lý thường gặp ở hậu môn bình thường, triệu chứng và biểu hiện của từng bệnh lý đều có sự khác biệt như:
Bệnh trĩ
Bệnh trĩ thường xảy ra khi tĩnh mạch ở khu vực hậu môn bị căng quá mức và hình thành búi trĩ. Hậu môn bình thường và hậu môn bị trĩ sẽ có sự khác biệt rõ rệt. Cụ thể, khi bị trĩ, hậu môn sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng điển hình như:
- Sưng nề ở vùng hậu môn và sa búi trĩ: Hay còn gọi là trĩ ngoại, tức búi trĩ sa ra ngoài hậu môn. Người bệnh có thể cảm nhận và sờ được mỗi khi đi đại tiện. Búi trĩ sưng to và phù nề kéo dãi sẽ không thể trở ngược vào bên trong hậu môn, gây ra đau đớn cho người bệnh.
- Chảy máu: Tĩnh mạch căng giãn quá mức sẽ gây trở ngại khi di chuyển chất thải ra khỏi hậu môn. Lúc này, phân dễ cứa vào búi trĩ và dẫn đến chảy máu. Với những trường hợp nghiêm trọng, máu có thể chảy ra ngay cả khi người bệnh đi đại tiện hoặc vận động nhiều. Việc mất máu quá nhiều có thể dẫn đến nguy cơ thiếu máu và những hệ lụy khác.
- Đau vùng hậu môn: Đau có thể ở nhiều mức độ khác nhau như đau cấp, đau mạn tính hoặc thậm chí là không đau. Thông thường, những cơn đau xuất phát từ nứt hậu môn hoặc búi trĩ chứa các cục máu đông nhỏ.
- Ngứa, tiết dịch và khó chịu ở hậu môn: Vùng búi trĩ và hậu môn rất dễ bị nhiễm khuẩn, gây ra tình trạng ngứa, vết đỏ và cảm giác khó chịu.
Tìm hiểu thêm: Các nhóm thuốc trị cảm cúm và lưu ý khi sử dụng
Bệnh nứt kẽ hậu môn
Mặc dù trĩ và nứt kẽ hậu môn là hai bệnh lý khác nhau nhưng đều có có chung một triệu chứng là chảy máu trực tràng. Điều này dễ gây sự nhầm lẫn cho người bệnh. Triệu chứng của nứt kẽ hậu môn bao gồm:
- Hậu môn bị chảy máu, có thể thấy máu trong phân hoặc trên giấy vệ sinh.
- Đau dữ dội và nóng rát ở vùng hậu môn cả trong và sau khi đi đại tiện. Cơn đau này có thể kéo dài vài giờ đồng hồ, khiến người bệnh cảm thấy lo lắng, sợ đi đại tiện, da xanh xao, mất ngủ và các vấn đề khác.
- Cảm giác khó chịu và ngứa hậu môn, cùng với việc xuất hiện vết nứt trên da hậu môn.
- Xuất hiện phần da thừa ở gần vết nứt hậu môn, có thể sờ thấy được.
>>>>>Xem thêm: Nghén về chiều là hiện tượng gì? Làm cách nào để khắc phục?
Cách phòng ngừa các bệnh lý ở hậu môn
Để phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến hậu môn bình thường, bạn có thể áp dụng một số biện pháp như:
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ và nhuận tràng như khoai lang, rau xanh, trái cây, khoai môn, củ cải,… Hạn chế ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và không nên hút thuốc, uống nhiều rượu bia, cà phê.
- Uống đủ nước: Nên uống ít nhất 2 lít nước/ngày để giảm nguy cơ táo bón. Ngoài nước lọc, bạn có thể bổ sung nước từ canh súp, các loại rau củ quả.
- Xây dựng thói quen đi đại tiện: Nên đi đại tiện theo khung thời gian cố định, không nên dùng nhiều sức để rặn, thay vào đó hãy tìm cách để làm phân mềm và dễ đi ra ngoài hơn.
- Vệ sinh hậu môn: Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau khi đi vệ sinh, có thể sử dụng nước ấm để rửa và sau đó lau khô bằng giấy. Không nên dùng giấy thơm vì dễ khiến hậu môn bị kích ứng và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Hoạt động thể dục và vận động: Thường xuyên tập luyện thể thao và vận động nhẹ nhàng để duy trì sự hoạt động của tiêu hóa. Hạn chế ngồi lâu một chỗ trong thời gian dài để giảm nguy cơ táo bón.
Trên đây là bài viết chia sẻ tất tần tật những thông tin liên quan về cấu tạo của hậu môn bình thường và các bệnh lý liên quan đến hậu môn. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách vệ sinh hậu môn chuẩn xác, khoa học
- Ngứa hậu môn có phải bị giun không?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm