Peel da hoá học: Ưu nhược điểm và 3 cấp độ peel da

Peel da hoá học: Ưu nhược điểm và 3 cấp độ peel da

Peel da hoá học là hình thức loại bỏ lớp tế bào chết bằng chất hóa học, được giới thiệu là giải pháp có thể hô biến làn da nhiều khuyết điểm trở nên căng bóng và mịn màng qua việc thay thế hoàn toàn một lớp da mới.

Bạn đang đọc: Peel da hoá học: Ưu nhược điểm và 3 cấp độ peel da

Giống với nhiều phương pháp peel da khác, peel da hóa học cũng xuất hiện khá lâu từ những năm 90 của thế kỷ XX tại Mỹ và các nước Châu Âu, sau đó bắt đầu được du nhập và phổ biến tại thị trường Châu Á, trong đó có Việt Nam. Thêm nữa peel da hóa học còn giúp loại bỏ các tế bào da chết nằm sâu bên trong lỗ chân lông và cải thiện các vấn đề về da nên được nhiều tín đồ làm đẹp ưa chuộng, để hiểu hơn về cơ chế hoạt động của hình thức làm đẹp này, mời mọi người cùng theo dõi qua viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé.

Peel da hoá học là gì?

Peel da hóa học (thay da sinh học) là phương pháp peel da sử dụng các hoạt chất như: Salicylic Acid (BHA), Glycolic Acid (AHA), Trichloroacetic Acid (TCA),… Để phá hủy lớp tế bào bên ngoài bị hư hỏng của da, sau đó được tái tạo lại từ tế bào đáy ở thượng bì hoặc hạ bì, giúp loại bỏ tế bào chết và bụi bẩn nằm sâu trong lỗ chân lông nhằm thúc đẩy quá trình tái tạo da mới.

Peel da hoá học: Ưu nhược điểm và 3 cấp độ peel da

Peel da hóa học giúp tái tạo tế bào mới và phá hủy tế bào chết trên da

3 cấp độ peel da hóa học trong điều trị nám

Peel da hóa học có một số axit được dùng riêng cho phương pháp này khi một số hình thức peel da còn lại có thể sử dụng nhiều loại peel khác nhau. Điển hình là độ mạnh của các axit dưới đây phụ thuộc vào 3 cấp độ da từ nông đến sâu.

  • Axit Mandelic – mức độ nông;
  • Axit salicylic – mức độ nông và trung bình;
  • Axit glycolic – mức độ nông và trung bình;
  • Axit trichloroacetic – mức độ trung bình và sâu;
  • Phenol – mức độ sâu.

Peel da nông

Đây là cấp độ peel da nhẹ nhất vì nó chỉ mới tác động vào lớp thượng bì, thường được chỉ định cho các trường hợp cải thiện tình trạng sạm da, da tổn thương do ánh nắng.

Peel da nông sẽ sử dụng hoạt chất để loại bỏ các lớp sừng hóa trên bề mặt da, giúp kích thích sản sinh tế bào mới khỏe mạnh mà không cần gây tê. Thời gian áp dụng từ 7 – 10 ngày và có thể được lặp lại nhiều lần, cách nhau ít nhất 2 – 3 tuần.

Tìm hiểu thêm: Tế bào gốc tự thân là gì? Ưu điểm của ghép tế bào gốc tự thân

Peel da hoá học: Ưu nhược điểm và 3 cấp độ peel da
Peel da nông giúp cải thiện da sạm do ánh nắng trong thời gian ngắn nhất

Peel da trung bình

Phần lớn đều sử dụng hoạt chất trichloroacetic acid (TCA) để peel da với độ sâu trung bình đến lớp trung bì của da. Lưu ý từ cấp độ này cần được thực hiện tại các cơ sở thẩm mỹ uy tín để làm lạnh hoặc gây tê da mặt trước khi thực hiện vì phương pháp này có thể làm bỏng da.

Hình thức này được có thể kéo dài từ 10 – 14 ngày, có thể làm mờ các vết thâm nhẹ, làm phẳng các vết nhăn nông và giảm một số rối loạn sắc tố da nhẹ.

Peel da sâu

Peel da sâu là cấp độ peel sâu vào lớp hạ bì nằm dưới da, thường sử dụng phenol (nồng độ 88%) để tạo ra vết thương có kiểm soát trên da đối với lớp giữa hạ bì lưới để làm đông đặc và bong sừng.

Cấp độ này được chỉ định trong việc điều trị rối loạn sắc tố, nếp nhăn, khối u da tiền ác tính, sẹo và mụn trứng cá. Tuy nhiên hiện nay phương pháp này dần được hạn chế vì nguy cơ xuất hiện biến chứng như nhiễm trùng, giảm sắc tố da, gây độc cho tim, thận và gan.

Ưu nhược điểm của peel da hóa học bạn cần biết

Dù lựa chọn bất kỳ hình thức làm đẹp nào, cũng sẽ kèm theo ưu nhược điểm riêng, dưới đây là một số đặc điểm của từng cấp độ bạn đọc có thể tham khảo qua để cân nhắc áp dụng.

Đặc điểm peel da nông

Ưu điểm: Peel da nồng chỉ thâm nhập vào lớp trên cùng của biểu bì ở mức độ nhẹ với thời gian phục hồi nhanh, giúp giảm vết thâm, làm sáng da, kiểm soát dầu trên da.

Nhược điểm: Vì chỉ tiếp xúc ở bên ngoài da nên có khả năng nhiễm trùng thấp nhưng đối với da nhạy cảm sẽ xuất hiện mẩn đỏ, bong tróc nhẹ trong vài ngày.

Đặc điểm peel da trung bình

Ưu điểm: Có thể điều trị các vấn đề về da sâu hơn mà phương pháp lột nhẹ không cải thiện được, qua đó giúp giảm sẹo mụn, giảm chứng tăng sắc tố và giảm nếp nhăn trên da.

Nhược điểm: Vì mức độ xâm nhập sâu hơn peel da nông nên sẽ có nguy cơ nhiễm trùng nhưng vẫn trong mức an toàn. Ngoài ra sau đó da có thể nổi mẩn đỏ, sưng tấy, ngứa và bong tróc. Đặc biệt ở một số trường hợp còn gây ra bùng phát bệnh do virus herpes và mụn rộp.

Peel da hoá học: Ưu nhược điểm và 3 cấp độ peel da

>>>>>Xem thêm: Các bệnh viện khám tiêu hóa tốt nhất ở Hà Nội

Mỗi hình thức peel da đều có ưu nhược điểm khác nhau, bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn

Đặc điểm peel da sâu

Ưu điểm: Có mức độ xâm nhập sâu nhất vào lớp hạ bì của da, hứa hẹn mang lại kết quả tốt nhất để cải thiện các vấn đề da bị sẹo, tổn thương do ánh nắng mặt trời gây ra như cải thiện vết chân chim, đồi mồi, giảm sẹo thâm và loại bỏ sự phát triển tiền ung thư trên da.

Nhược điểm: Sau khi thực hiện, bạn sẽ có cảm giác đau rát, sưng tấy, mí mắt có thể xuất hiện mụn nang và đốm trắng trên da. Thêm nữa làn da mới sẽ nhạy cảm hơn với ánh nắng, có thể tối màu hoặc sáng hơn vùng da tự nhiên. Ngoài ra làn da có thể bị mất đề kháng với ánh nắng nên phải bôi kem chống nắng thường xuyên.

Trên đây là những thông tin về peel da hóa học, hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích của phương pháp làm đẹp này. Chúc mọi người lựa chọn được phương pháp phù hợp để cải thiện tình trạng da cho bản thân hiệu quả nhất.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *