2 nhóm phân độ sốt xuất huyết và các dấu hiệu cụ thể người bệnh cần lưu ý

2 nhóm phân độ sốt xuất huyết và các dấu hiệu cụ thể người bệnh cần lưu ý

Phân độ sốt xuất huyết thể hiện qua các biểu hiện từ nhẹ đến nặng, có 3 giai đoạn chính là giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Bạn đang đọc: 2 nhóm phân độ sốt xuất huyết và các dấu hiệu cụ thể người bệnh cần lưu ý

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ bùng phát thành dịch vào mùa mưa vì thời điểm này muỗi sinh sản nhiều hơn bình thường. Nếu cơ thể mắc bệnh mà không được phát hiện kịp, đến khi các triệu chứng nặng bùng phát sẽ có nguy cơ cao dẫn đến nhiều biến chứng đe dọa tính mạng bệnh nhân. Do đó chúng ta cần phải chủ động tìm hiểu trước về căn bệnh này để phòng ngừa đúng cách trước nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ phân độ sốt xuất huyết qua các biểu hiện cụ thể nhất, mời mọi người cùng theo dõi nhé.

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết

Bên cạnh việc tìm hiểu 2 nhóm phân độ sốt xuất huyết, thì thời gian ủ bệnh cũng vô cùng cần thiết để chúng ta kịp thời phát hiện bệnh. Cụ thể từ 2 – 7 ngày sau khi virus xâm nhập vào máu qua việc bị muỗi vằn đốt thì người bệnh vẫn chưa có biểu hiện bệnh.

Thời gian ủ bệnh không có triệu chứng sẽ kéo dài từ 3 – 14 ngày (trung bình là 4 – 7 ngày), tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, người bệnh đều không biết mình mắc bệnh trong giai đoạn này vì không có dấu hiệu rõ ràng.

2 nhóm phân độ sốt xuất huyết và các dấu hiệu cụ thể người bệnh cần lưu ý

Phần lớn người bệnh sốt xuất huyết đều không có triệu chứng trong thời gian ủ bệnh

2 nhóm phân độ sốt xuất huyết

Theo định nghĩa phân loại mới từ năm 2011 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sốt xuất huyết được chia ra 2 phân độ sốt xuất huyết sau đây, trong đó bao gồm sốt xuất huyết dengue, sốt xuất huyết dengue có dấu hiệu cảnh báo và sốc sốt xuất huyết dengue (sốt xuất huyết dengue nặng).

Nhóm không biến chứng

Sốt xuất huyết thể nhẹ bao gồm sốt xuất huyết dengue và sốt xuất huyết dengue có dấu hiệu cảnh báo, trong đó:

Sốt xuất huyết dengue: Khi người bệnh nhiễm virus dengue nhưng có thể tự điều trị bằng thuốc tại nhà và không kèm các dấu hiệu chảy máu. Tuy vậy người bệnh cũng không nên chủ quan vì nếu chăm sóc sai cách, bệnh vẫn có khả năng tiến triển sang nhóm biến chứng nặng.

Sốt xuất huyết dengue có dấu hiệu cảnh báo: Bệnh bắt đầu với cơn sốt và đau đầu đột ngột, giai đoạn đầu sẽ khó phân biệt với sốt xuất huyết dengue. Tuy không có biểu hiện biến chứng nặng nhưng nếu chủ quan thì rất dễ tiến triển thành hội chứng sốc dengue, với nhiều dấu hiệu như biểu hiện xuất huyết, tụ máu và thoát huyết thanh, dẫn đến suy giảm tuần hoàn máu.

Tìm hiểu thêm: Ngủ dậy bị mệt mỏi phải làm sao?

2 nhóm phân độ sốt xuất huyết và các dấu hiệu cụ thể người bệnh cần lưu ý
Phân độ sốt xuất huyết được chia thành 2 nhóm không có biến chứng và biến chứng nặng

Nhóm biến chứng nặng

Sốt xuất huyết dengue nặng sẽ gây ra chảy máu hay rò rỉ huyết tương nghiêm trọng, rối loạn chức năng các cơ quan trong cơ thể.

Sốc sốt xuất huyết dengue (sốt xuất huyết dengue nặng)

Nếu đang ở giai đoạn sốt xuất huyết dengue (DHF) có dấu hiệu cảnh báo, mà không được điều trị kịp thời hoặc chăm sóc sai cách thì bệnh sẽ tiến triển qua giai đoạn nặng hơn gọi là hội chứng sốc sốt xuất huyết dengue. Ngoài ra sẽ kèm theo các biểu hiện chảy máu do số lượng tiểu cầu thấp như:

  • Suy tuần hoàn, hội chứng suy đa tạng nhanh chóng chỉ từ 2 – 6 ngày;
  • Xuất hiện ban xuất huyết, dạng chấm hoặc vết bầm máu ở nơi tiêm truyền;
  • Nôn máu, đi ngoài phân đen, chảy máu cam hoặc chảy máu nướu răng;
  • Tùy trường hợp còn kèm theo dấu hiệu chảy máu dưới nhện;
  • Có thể dẫn đến viêm phế quản phổi, tràn dịch màng phổi và viêm cơ tim;

Trong trường hợp này, tỷ lệ tử vong thường dưới 1% nếu kịp thời điều trị, ngược lại nguy cơ tử vong có thể tăng lên đến 30%.

2 nhóm phân độ sốt xuất huyết và các dấu hiệu cụ thể người bệnh cần lưu ý

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về phương pháp chữa bệnh tự miễn bằng tế bào gốc

Trường hợp trẻ em bị sốt xuất huyết dengue nặng dẫn đến suy hô hấp nặng

3 lưu ý khi chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết

Bên cạnh việc điều trị thì quá trình chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết cũng quan trọng không kém giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi, ngược lại chăm sóc không đúng sẽ làm bệnh tiến triển nặng hơn.

  • Đảm bảo bổ sung đủ chất điện giải: Người bệnh sốt xuất huyết bị mất nước nhiều, cần được bổ sung bằng cách uống sữa, nước cam, nước chanh,… Đặc biệt là uống nước từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung nhiều protein và tinh bột để cung cấp năng lượng cho cơ thể, có thể chia thành nhiều bữa trong ngày để không ngán và tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Người bệnh cần hạn chế đi lại: Bệnh nhân bị sốt xuất huyết sẽ mệt mỏi, uể oải nên cần được nghỉ ngơi, không nên đi lại vì có thể bị choáng và té ngã.
  • Hạ sốt bằng paracetamol: Bệnh nhân khi sốt trên 38,5 độ thường được bác sĩ chỉ định uống thuốc paracetamol cách từ 4 – 6 tiếng để hạ sốt. Ngoài ra có thể dùng khăn ấm lau mát cơ thể, đắp khăn ở vùng nách và bẹn để hạ thân nhiệt.
  • Tắm rửa bằng nước ấm: Bệnh nhân cần được vệ sinh sạch sẽ để ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ, nhưng phải tắm bằng nước ấm, vì nếu không sẽ làm mạch ngoài da co lại, làm phình động mạch tạng dẫn đến nguy cơ tử vong. Đặc biệt là người bệnh không được kỳ cọ mạnh nhằm tránh gây chảy máu dưới da hoặc trong cơ.

Bài viết trên hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về căn bệnh sốt xuất huyết, đặc biệt là hiểu rõ 2 nhóm phân độ sốt xuất huyết cùng với các biểu hiện ở từng giai đoạn, để chủ động phòng ngừa và can thiệp điều trị kịp thời.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *