Các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ và triệu chứng

Các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ và triệu chứng

Rối loạn phổ tự kỷ là các rối loạn về tâm lý, thần kinh, thể hiện qua việc giảm khả năng giao tiếp, tương tác sống khép mình lại với xã hội. Theo ước tính tỷ lệ trẻ mắc phải rối loạn phổ tự kỷ ngày càng gia tăng, hiện nay cứ 36 trẻ sẽ có 1 trẻ được xác định mắc bệnh. Việc phân chia các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ sẽ giúp gia đình ý thức hơn về tình trạng sức khỏe của con trẻ.

Bạn đang đọc: Các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ và triệu chứng

Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là một trong những căn bệnh ngày càng phổ biến và có diễn biến phức tạp theo từng ngày. ASD không phải là một bệnh tâm thần đơn giản, mà là một loạt các đặc điểm và biểu hiện đem lại rất nhiều thách thức khác nhau đối với những người mắc phải. Từ những biểu hiện nhẹ và khó nhận diện đến biểu hiện nghiêm trọng và đặc trưng. Các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ là một hệ thống phân loại, giúp phân chia các mức độ mắc bệnh từ đó cho các chuyên gia y tế, bác sĩ có thể đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp.

Rối loạn phổ tự kỷ là gì?

Rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder – ASD) là một tình trạng liên quan đến sự phát triển của não bộ, ảnh hưởng đến cách một người nhận thức và tương tác với người khác. Thuật ngữ “phổ” thường được sử dụng để mô tả sự đa dạng của triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đặc điểm chung của ASD bao gồm các khó khăn trong giao tiếp ngôn ngữ và ngôn ngữ hình thể, khả năng tương tác xã hội hạn chế và xu hướng thể hiện các hành vi lặp lại.

Các mức độ rối loạn phổ tự kỷ.

Trẻ rối loạn phổ tự kỷ

Rối loạn này thường bắt đầu từ thời thơ ấu và các triệu chứng tự kỷ thường xuất hiện trong năm đầu tiên của cuộc sống. Tuy nhiên, cũng có một số trẻ nhỏ trong 3 năm đầu đời vẫn có tốc độ phát triển tốt như bình thường, nhưng đến một giai đoạn nhất định, các kỹ năng đã từng học được bắt đầu bị thoái hóa, suy yếu, các biểu hiện tự kỷ được biểu hiện rõ ràng và dễ nhận biết.

Các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ

Các mức độ rối loạn phổ tự kỷ (ASD) được xác định trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần. Những mức độ tự kỷ này cho phép các chuyên gia đưa ra những chẩn đoán tinh tế hơn, đưa ra kế hoạch điều trị hiệu quả hơn và giúp người chăm sóc hiểu rõ hơn về các triệu chứng và nhu cầu của từng cá nhân.

Tự kỷ mức độ nhẹ

Ở mức độ nhẹ, thường được gọi là ASD mức độ nhẹ hoặc hỗ trợ nhẹ (level 1). Tự kỷ mức độ nhẹ thường xảy ra ở trẻ mắc hội chứng Asperger. Trẻ bị tự kỷ mức độ nhẹ đa phần gặp khó khăn trong các kỹ năng xã hội và giao tiếp, có thể gặp hạn chế nhỏ trong việc thiết lập mối quan hệ xã hội. Trẻ khó tìm ra từ ngữ phù hợp, câu nói không phù hợp với ngữ cảnh và không thể hiểu được ngôn ngữ cơ thể.

Tự kỷ mức độ trung bình

Trẻ tự kỷ ở mức độ trung bình (level 2) vẫn có thể giao tiếp bằng mắt tương đối tốt với những người thân trong gia đình. Tuy nhiên, trẻ hạn chế đáng kể về khả năng giao tiếp, tư duy, hành vi, cảm xúc và tương tác xã hội. Do đó, ở mức độ này, trẻ cần gia đình hỗ trợ đáng kể trong việc học tập và sinh hoạt. Ngoài ra, trẻ cũng gặp khó khăn trong việc hiểu và sử dụng hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ.

Ở mức tự kỷ trung bình, trẻ thường khó thay đổi sự tập trung và thể hiện sự khó chịu khi phải chuyển từ hoạt động này sang các hoạt động khác. Trẻ thường có những hành động hoặc sở thích định hình, lặp đi lặp lại.

Các mức độ rối loạn phổ tự kỷ.

Các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ

Tự kỷ mức độ nặng

Trẻ tự kỷ mức độ nặng không thể giao tiếp bằng mắt, không giao tiếp được với người ngoài và gần như không nói được. Những khiếm khuyết của trẻ bị tự kỷ mức độ nặng sẽ nghiêm trọng hơn so với 2 mức độ trên.

Ở mức độ nặng, trẻ dường như không có nhu cầu tương tác với những người xung quanh, lời nói tối nghĩa, chỉ nói được những từ đơn rời rạc. Khả năng tương tác xã hội kém, không biết cách kết bạn và thường chìm đắm trong thế giới riêng.

Các triệu chứng khi mắc rối loạn phổ tự kỷ

Mỗi đứa trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ có thể có một kiểu hành vi và mức độ nghiêm trọng riêng – từ chức năng thấp đến chức năng cao. Tùy thuộc vào các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ mà trẻ mắc phải, ta sẽ dự đoán được phần nào các triệu chứng thể hiện ở trẻ.

Khó khăn trong tương tác xã hội: Nhiều trẻ tự kỷ có thể gặp khó khăn trong khả năng giao tiếp và tương tác với người khác. Việc giao tiếp bằng mắt và nét mặt, đáp lại tên của họ hoặc thể hiện sự quan tâm đến người khác có thể khó khăn. Các vấn đề về kỹ năng xã hội có thể khiến các em gặp khó khăn trong việc bắt đầu và duy trì các cuộc trò chuyện, hiểu các tín hiệu phi ngôn ngữ, ngôn ngữ trong việc điều hướng các tương tác xã hội.

Chậm phát triển kỹ năng nói và ngôn ngữ: Trẻ tự kỷ có thể biểu hiện các triệu chứng như chậm nói và kỹ năng ngôn ngữ hoặc có thể không nói được gì cả. Việc điều chỉnh giọng nói một cách hiệu quả có thể là một thách thức đối với một số trẻ tự kỷ.

Hành vi lặp đi lặp lại: Trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ có thể có những hành vi lặp đi lặp lại và kích thích như lắc lư, vỗ tay hoặc xoay tròn.

Khó khăn với những thay đổi trong thói quen: Trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ có thể trở nên khó chịu hoặc lo lắng khi có sự thay đổi trong thói quen hoặc môi trường. Trẻ được chẩn đoán mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ có thể quá nhạy cảm hoặc kém nhạy cảm với một số kích thích nhất định như âm thanh, kết cấu hoặc ánh sáng.

Tìm hiểu thêm: Cấy ghép Zygoma Implant có an toàn không?

Các mức độ rối loạn phổ tự kỷ.
Triệu chứng của rối loạn phổ tự kỷ

Do sự kết hợp các triệu chứng khác nhau ở mỗi trẻ nên đôi khi rất khó xác định mức độ nghiêm trọng. Nó thường dựa trên các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ và cách nó tác động đến khả năng hoạt động.

Nguyên nhân rối loạn phổ tự kỷ

Nguyên nhân của rối loạn phổ tự kỷ chưa được xác định cụ thể, và nó là một sự kết hợp phức tạp của yếu tố gen và môi trường tác động đến tâm lý con người. Dưới đây có thể là một số nguyên nhân gây mắc phải rối loạn phổ tự kỷ:

  • Yếu tố gen: Có sự chứng minh rằng yếu tố gen đóng một vai trò quan trọng trong sự xuất hiện của rối loạn phổ tự kỷ. Nếu một người trong gia đình có thành viên mắc phải rối loạn phổ tự kỷ, khả năng mắc bệnh tăng lên.
  • Yếu tố Môi trường: Môi trường cũng đóng góp vào sự phát triển của ASD. Các yếu tố môi trường có thể bao gồm các tác động sinh học, hóa học hoặc các sự kiện môi trường khác trong quá trình thai nghén hoặc sự phát triển sớm.
  • Tương tác yếu tố gen và môi trường: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tương tác giữa yếu tố gen và môi trường có thể đóng vai trò quan trọng hơn so với mỗi yếu tố đơn lẻ.

Các mức độ rối loạn phổ tự kỷ.

>>>>>Xem thêm: Cắt amidan có ảnh hưởng gì không? Bao lâu thì lành lại?

Nguyên nhân của rối loạn phổ tự kỷ

Rối loạn phổ tự kỷ có chữa được không?

Hiện nay không có cách chữa trị chứng rối loạn phổ tự kỷ và cũng không có phương pháp điều trị chung phù hợp cho hầu hết các đối tượng. Mục tiêu của việc điều trị là cải thiện khả năng giao tiếp và hành vi của trẻ bằng cách giảm các triệu chứng rối loạn phổ tự kỷ, hỗ trợ đặc biệt về sự phát triển và học tập, kết hợp chặt chẽ từ gia đình và cộng đồng.

Việc xác định các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ có vai trò quan trọng trong quá trình hỗ trợ và can thiệp cho trẻ. Dựa vào đó có thể phát hiện và điều trị sớm có thể giúp trẻ hòa nhập tốt hơn với xã hội, học được các kỹ năng xã hội, giao tiếp và cải thiện hành vi của bản thân.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Rối loạntự kỷHội chứng tâm lý

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *