Sỏi tuyến tụy là bệnh lý rất phổ biến hiện nay. Bạn nên điều trị bệnh càng sớm càng tốt để tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Đồng thời cần phải có chế độ ăn uống và sinh hoạt thật khoa học để ngừa bệnh.
Bạn đang đọc: Sỏi tuyến tụy là bệnh gì? Cách điều trị sỏi tuyến tụy hiệu quả
Sức khỏe tuyến tụy thật sự rất quan trọng và tuyệt đối không nên chủ quan. Hiện nay có rất nhiều người Việt mắc bệnh sỏi tuyến tụy. Sỏi tuỵ thường không có nhiều dấu hiệu ban đầu, chúng chỉ thật sự rõ ràng khi bệnh đã tiến triển khá nặng. Vậy nên cần theo dõi và sớm điều trị để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Tuyến tụy và chức năng của nó
Tuyến tụy là cơ quan nằm ở vùng bụng trên bên trái, phía sau dạ dày và được ruột, gan, lách bao xung quanh. Tuyến tụy có vai trò rất quan trọng trong việc chuyển đổi các thực phẩm được đưa vào cơ thể thành nhiên liệu để nuôi các tế bào. Trước khi tìm hiểu về sỏi tuyến tụy và tác hại của bệnh, ta cùng điểm qua các chức năng cụ thể của cơ quan này:
- Chức năng ngoại tiết: Tuyến tụy thực hiện nhiệm vụ sản xuất các enzyme bao gồm: Trypsin, chymotrypsin tốt cho cơ quan tiêu hoá. Nhờ các enzyme này, chúng giúp hoạt động tiêu hoá protein, amylase được thúc đẩy.
- Chức năng nội tiết: Cơ quan giúp duy trì đường huyết của cơ thể, trường hợp mức đường huyết quá cao thì nó sẽ tiết ra insulin. Với trường hợp mức đường huyết thấp thì chúng sẽ tiết ra glucagon, từ đó lượng đường trong máu luôn được duy trì.
Vậy quá trình hoạt động của tuyến tụy được diễn ra khi thức ăn đưa vào dạ dày, các loại dịch tuỵ và mật tụy được giải phóng vào tá tràng, giúp cơ thể hấp thu được các dưỡng chất như chất béo, protein. Một khi gặp những dấu hiệu bất thường như sút cân, đau bụng, cơ thể xanh xao, mệt mỏi thì bạn phải kiểm tra ngay chức năng của tuyến tuỵ để tầm soát bệnh hiệu quả.
Sỏi tuyến tụy là bệnh gì?
Sỏi tụy là tình trạng tuyến tụy xuất hiện sỏi. Lúc này các cơn đau vùng thượng vị ở phía trên rốn sẽ xuất hiện ngày một rõ ràng. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sỏi ở tuỵ, tuy nhiên 3 nguyên nhân phổ biến nhất là:
- Biến chứng viêm tụy: Bệnh viêm tụy mãn tính có thể hình thành nên sỏi tuỵ. Viêm tuỵ sẽ gây ra vôi hoá nhu mô tuỵ và tạo ra sỏi.
- Biến chứng của sỏi mật: Việc hình thành sỏi ở đoạn cuối ống mật chủ có thể chèn ép và gây tắc nghẽn ống tụy, từ đó gây nên sỏi tuỵ.
- Dư thừa canxi: Sỏi ở tuyến tụy có thể hình thành và phát triển từ những phân tử canxi lắng đọng. Một khi cơ thể liên tục nạp lượng lớn canxi thì sẽ tạo ra sự dư thừa. Những phân tử canxi này sẽ tích lũy dần trong tuỵ tạo thành sỏi.
Ngoài những nguyên nhân gây bệnh sỏi tuyến tụy kể trên, nếu bạn có các bệnh rối loạn tự miễn dịch hay có thói quen sống không lành mạnh như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, ăn thực phẩm giàu dầu mỡ và gia vị thì sẽ khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn.
Bệnh sỏi tuỵ thật sự nguy hiểm nếu kích thước của sỏi lớn. Cơ thể người bệnh ngay lập tức sẽ hấp thu dinh dưỡng kém, lâu dần dễ bị suy dinh dưỡng và kiệt sức. Chưa kể sỏi tuỵ còn chính là nhân tố khiến bạn dễ bị bệnh tiểu đường do tuyến tụy không còn sản xuất insulin như trước. Nghiêm trọng hơn, bệnh sỏi tuỵ có thể gây viêm nhiễm các nang tụy và khả năng gây hoại tử cũng như chảy máu trong rất dễ xảy ra nếu không điều trị kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Thiếu răng bẩm sinh có nguy hiểm không? Cách xử lý tình trạng này thế nào?
Điều trị sỏi tuyến tụy sao cho hiệu quả?
Hiện nay bệnh sỏi tuỵ không khó để điều trị dứt điểm. Tuy nhiên cần phải điều trị sớm để sức khoẻ không bị ảnh hưởng quá nhiều. Các y bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh sỏi tuỵ thông qua một số phương pháp như siêu âm qua ổ bụng, chụp X quang, xét nghiệm phân, xét nghiệm máu hoặc thậm chí là chụp cộng hưởng từ MRI. Điều trị sỏi tuỵ thường bằng 3 phương pháp sau:
Điều trị bằng thuốc
Những ai bị bệnh nhẹ, kích thước không quá lớn sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc. Bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau kết hợp với thuốc giảm tiết, bù điện giải, kiểm soát đường huyết cho người bệnh. Bên cạnh uống thuốc đều đặn, người bị sỏi tuyến tụy cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen sinh hoạt khoa học.
Dùng phương pháp ERCP
Phương pháp này thường được bác sĩ chỉ định cho những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa và bị tắc nghẽn ống tụy đoạn gần tá tràng. Nội soi mật tuỵ ngược dòng có thể tán sỏi tuỵ khiến các viên sỏi kích thước lớn vỡ thành các mảnh nhỏ và được lấy ra khỏi tuỵ.
>>>>>Xem thêm: Bật mí 12 cách tăng ham muốn cho nữ giới giúp tình yêu thăng hoa
Phẫu thuật điều trị sỏi tuỵ
Nếu người bệnh đau bụng kéo dài, dữ dội và không đáp ứng với phương pháp điều trị nội khoa thì được cân nhắc phẫu thuật. Người bệnh có thể được dẫn lưu ống tụy, cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ tuyến tụy tuỳ vào mức độ bệnh của từng người.
Đây là 3 phương pháp điều trị sỏi tuỵ phổ biến và hiệu quả hiện nay. Tuy nhiên “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, bạn nên hạn chế việc uống rượu bia, không lạm dụng các chất kích thích hay hút thuốc lá để hạn chế hình thành sỏi ở tuỵ. Đặc biệt hãy uống nước đủ và thường xuyên vận động để tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra nên có chế độ ăn uống cân bằng, ưu tiên bổ sung rau và trái cây trong thực đơn và không ăn món ăn nhiều dầu mỡ hay gia vị.
Trên đây là những chia sẻ về bệnh sỏi tuyến tụy. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể hiểu hơn về bệnh cũng như biết cách điều trị và phòng bệnh sao cho thật phù hợp.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm