Táo bón là một vấn đề phổ biến mà trẻ em có thể gặp phải. Đối với các bậc phụ huynh, tình trạng này không chỉ gây khó chịu cho trẻ mà còn tạo ra lo lắng và bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu điểm qua 9 cách trị táo bón cho trẻ qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Gợi ý 9 cách trị táo bón cho trẻ hiệu quả mà bố mẹ nên biết
Tình trạng táo bón ở trẻ em có thể gây ra nhiều phiền toái và không thoải mái cho cả mẹ và bé. May mắn thay, có nhiều cách trị bệnh táo bón cho trẻ một cách tự nhiên và an toàn. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ giới thiệu một số
cách trị táo bón cho trẻ mà cha mẹ có thể áp dụng để giúp trẻ vượt qua tình trạng táo bón một cách hiệu quả.
Giải quyết tình trạng thiếu nước
Thiếu nước là vấn đề thường xuyên xảy ra khi trẻ bị táo bón. Nguyên nhân của tình trạng này là do trẻ không thể đại tiện, gây cảm giác đầy bụng và từ đó trẻ không muốn uống nước, dẫn đến thiếu nước. Để khắc phục tình trạng này, mẹ có thể cho trẻ uống một ít nước khoáng có gas.
Cách này đã được nghiên cứu và chứng minh là hiệu quả hơn nước lọc trong việc giảm táo bón, đặc biệt là đối với trẻ bị táo bón mạn tính và trẻ mắc phải hội chứng ruột kích thích (IBS). Mẹ cần lưu ý chỉ sử dụng nước khoáng có ga, không sử dụng nước ngọt có ga vì loại nước này có thể làm tình trạng táo bón của trẻ trở nên tồi tệ hơn.
Bổ sung chất xơ cho trẻ là cách
trị táo bón cho trẻ
Để giảm tình trạng táo bón ở trẻ, các chuyên gia khuyến nghị tăng cường việc bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất thông qua việc ăn nhiều trái cây và rau xanh. Chất xơ giúp cải thiện hoạt động ruột, tăng khả năng di chuyển của phân và từ đó giảm táo bón. Một khảo sát gần đây đã chỉ ra rằng 77% trẻ bị táo bón đã có tiến triển tích cực khi mẹ áp dụng phương pháp này.
Tuy nhiên, việc lựa chọn đúng loại chất xơ là điều mẹ cần chú trọng, vì một số loại có thể làm tình trạng táo bón trở nên tồi tệ hơn. Hiện có nhiều loại chất xơ khác nhau, trong đó, có hai loại phổ biến:
- Chất xơ không hòa tan: Loại chất xơ này giúp tăng khối lượng phân và kích thích ruột hoạt động. Chúng chủ yếu được tìm thấy trong lúa mì, rau và các loại ngũ cốc hàng ngày.
- Chất xơ hòa tan: Loại chất xơ này có khả năng hấp thụ nước và làm mềm phân trẻ. Chúng thường được tìm thấy trong lúa mạch, yến mạch, hạt, trái cây và rau quả.
Tuy nhiên, hiệu quả của chất xơ không hòa tan trong việc điều trị táo bón vẫn chưa được nghiên cứu khẳng định. Thậm chí, việc tiêu thụ quá nhiều loại chất xơ này có thể làm tình trạng táo bón của trẻ trở nên nặng hơn.
Ngoài ra, việc sử dụng một số chất xơ hòa tan được lên men cũng không đem lại hiệu quả tối ưu trong việc điều trị táo bón cho trẻ, vì chúng có thể làm mất khả năng giữ nước của cơ thể do quá trình lên men bởi vi khuẩn trong ruột.
Bổ sung lợi khuẩn để trị táo bón cho bé
Tình trạng táo bón ở trẻ có thể liên quan đến sự mất cân bằng vi khuẩn trong ruột. Vì vậy, khi trẻ bị táo bón, mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn cho trẻ thông qua một số thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua, men vi sinh, kẹo dẻo lợi khuẩn,…
Tìm hiểu thêm: Trong quy trình dưỡng da hàng ngày sau bước toner là gì?
Bổ sung mận khô cho bé
Đặc biệt, mận khô là một nguồn cung cấp cần thiết cho trẻ không thể đại tiện. Mận chứa nhiều chất xơ và sorbitol tự nhiên, giúp tạo ra hiệu ứng nhuận tràng và là một biện pháp tự nhiên hiệu quả trong việc điều trị táo bón.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng mận khô có hiệu quả tốt hơn chất xơ trong việc giải quyết tình trạng táo bón ở trẻ em.
Tránh sử dụng các sản phẩm sữa khi trẻ bị táo bón
Để một số trẻ bị táo bón có thể do cơ thể mẫn cảm với protein trong sữa, gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển động ruột. Trong trường hợp này, mẹ nên tạm thời loại bỏ sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa khỏi chế độ ăn hàng ngày của trẻ. Thay vào đó, mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi khác để đảm bảo cung cấp đủ canxi cho sự phát triển của trẻ.
Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên
Việc tập thể dục đều đặn sẽ giúp ruột của trẻ hoạt động, từ đó giảm nhẹ các triệu chứng táo bón. Vì vậy, mẹ nên khuyến khích trẻ vận động từ 30 – 60 phút mỗi ngày.
Thiết lập thời gian đi vệ sinh đều đặn
Đối với trẻ nhỏ, có thể thiết lập một thời gian cố định để đi vệ sinh bằng cách thông báo cho trẻ biết “đến giờ đi vệ sinh rồi” thay vì hỏi trẻ liệu đã muốn đi vệ sinh chưa hoặc có cần đi vệ sinh không.
Thời điểm tốt nhất trong ngày để trẻ đi vệ sinh là sau khi ăn hoặc khi trẻ có nhu cầu. Ban đầu, mẹ có thể tập cho trẻ ngồi ít nhất 10 phút mỗi lần. Đồng thời, có thể đặt một chiếc ghế nhỏ dưới chân để trẻ ngồi thoải mái hơn và dễ đẩy phân ra.
Sử dụng thuốc làm mềm phân
Bên cạnh những phương pháp tự nhiên để điều trị táo bón, bố mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc làm mềm phân phù hợp với tình trạng táo bón và độ tuổi của trẻ. Tuy nhiên, cần lưu ý tuân thủ liều lượng và cách sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ và không ngừng sử dụng thuốc một cách tự ý khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ.
Áp dụng phương pháp massage bụng cho trẻ
Trong trường hợp trẻ bị táo bón, xoa bụng có thể kích thích hoạt động ruột và giúp cải thiện tình trạng táo bón nhanh chóng. Để thực hiện mát-xa bụng cho trẻ, mẹ có thể tuân thủ các bước sau:
- Trước khi massage, mẹ nên xoa bàn tay lại với nhau để làm ấm, sau đó thêm vài giọt dầu massage dành cho trẻ em vào lòng bàn tay.
- Đặt trẻ nằm ngửa và sử dụng đầu ngón tay nhẹ nhàng ấn lên bụng của trẻ, tạo thành hình chữ U ngược. Bắt đầu từ phía dưới bên trái, di chuyển lên trên, kéo ngang qua phía trên rốn và cuối cùng xuống phía dưới.
- Lặp lại quá trình này khoảng 10 – 15 lần liên tục và thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày.
>>>>>Xem thêm: Thai 34 tuần gò cứng bụng có phải là dấu hiệu bất thường không?
Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể đặt trẻ nằm ngửa và nắm chặt hai chân của trẻ, sau đó thực hiện động tác đạp xe đạp để giúp điều trị táo bón cho trẻ.
Lưu ý, trước khi massage hoặc bất kỳ biện pháp điều trị nào khác, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Trên đây là những
cách trị táo bón cho trẻ tự nhiên nhưng mang lại hiệu quả rất tốt. Hy vọng qua bài viết trên, các bậc phụ huynh đã có thêm kiến thức để giúp trẻ vượt qua tình trạng táo bón một cách hiệu quả.
Xem thêm: Một số cách trị bệnh táo bón kéo dài ở trẻ em
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm