Khi bé nhỏ, đôi lúc chúng ta mong muốn mình bị bệnh để được bố mẹ chăm sóc, lo lắng. Tuy nhiên, tâm lý muốn cơ thể mình tổn thương để được quan tâm nếu kéo dài đến tuổi trưởng thành, có thể là biểu hiện của hội chứng Munchausen. Cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về hội chứng Munchausen qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Hội chứng Munchausen là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hội chứng Munchausen
Hội chứng Munchausen làm người mắc phải “thích” bị bệnh đến nỗi tự làm tổn thương bản thân để xuất hiện triệu chứng bệnh, việc này xuất phát từ tâm lý muốn được quan tâm và chăm sóc.
Hội chứng Munchausen là gì?
Hội chứng Munchausen là một dạng rối loạn tâm lý hiếm gặp, người mắc phải thường xuyên có những hành động giống như cơ thể họ đang gặp vấn đề về sức khỏe thể chất hoặc tinh thần (mặc dù thật ra là không có bệnh). Đây được phân loại vào một dạng tâm thần vì có liên quan mật thiết đến thần kinh và cảm xúc. Hội chứng Munchausen được đặt tên theo Baron von Munchausen, người hành nghề sĩ quan ở thế kỷ 18 mắc phải hội chứng này.
Những người bị hội chứng Munchausen tự tạo ra nhiều triệu chứng bệnh cho bản thân với mong muốn có được sự chăm sóc, quan tâm và cảm thông giống như người thật sự có bệnh. Hầu hết các triệu chứng họ cố biểu hiện ra bên ngoài như đau tức ngực, bệnh lý ở dạ dày hoặc cảm giác sốt, hiếm khi thấy các biểu hiện của chứng rối loạn thần kinh.
Hiện tại, vẫn chưa có số liệu thống kê chính xác về số lượng người mắc phải hội chứng Munchausen, tuy vậy đây vẫn là một hội chứng hiếm gặp. Nhìn chung, hội chứng này thường phổ biến hơn ở nam giới, có thể xuất hiện cả ở trẻ em nhưng chủ yếu thấy ở người trẻ.
Những người có biểu hiện của hội chứng Munchausen có nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe thật sự. Nghiêm trọng hơn, họ có thể tử vong khi tự làm tổn thương bản thân để có được các triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó, người bị hội chứng này còn có nguy cơ lạm dụng chất gây nghiện và xu hướng tự tử cao. Tuy vậy, hiện nay vẫn chưa có cách phòng ngừa được hội chứng rất nguy hiểm này.
Dấu hiệu của hội chứng Munchausen
Nói một cách đơn giản, những người mắc phải hội chứng Munchausen cố tìm cách thể hiện, bày tỏ ra bên ngoài các triệu chứng bệnh của mình quá mức. Họ có thể nói dối, tự làm tổn thương bản thân hoặc làm giả kết quả xét nghiệm để có triệu chứng bệnh nặng nề hơn.
Các dấu hiệu của người bị hội chứng Munchausen bao gồm:
- Có nhiều vết sẹo phẫu thuật.
- Không tự tin và không hiểu rõ được tính cách của bản thân.
- Tiền sử bệnh ghi nhận rất nghiêm trọng, nhưng không liên tục, không hợp lý.
- Có nhiều kiến thức về bệnh lý, các thuật ngữ y khoa và thông tin các bệnh viện.
- Biểu hiện thêm nhiều triệu chứng bệnh sau khi nhận được kết quả chẩn đoán âm tính.
- Thường xuyên tái phát bệnh sau khi đã cải thiện triệu chứng.
- Có tinh thần háo hức, sẵn sàng thực hiện xét nghiệm, phẫu thuật hoặc các thủ thuật y khoa khác.
- Từng thăm khám tại nhiều bệnh viện, phòng khám tại nhiều địa phương khác nhau.
- Tỏ ra khó chịu, miễn cưỡng khi bác sĩ muốn gặp và trao đổi với gia đình, bạn bè hoặc kể về các bác sĩ đã từng điều trị cho họ.
- Có các triệu chứng bệnh không rõ ràng, thường xuyên trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thay đổi tâm lý và mức độ bệnh sau khi bắt đầu chữa trị.
Các dấu hiệu của hội chứng Munchausen có thể xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn, không thường xuyên nên rất khó để nhận biết. Đi cùng với đó hội chứng này là một tình trạng mãn tính gây khó khăn trong điều trị.
Tìm hiểu thêm: Nam giới sau can thiệp cắt bao quy đầu ăn thịt vịt được không?
Nguyên nhân của hội chứng Munchausen
Các bác sĩ vẫn chưa biết được nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng Munchausen. Một số nhà nghiên cứu đặt giả thuyết rằng hội chứng này có thể do các tác nhân sinh học và yếu tố tâm lý ảnh hưởng.
Cũng có giả định cho rằng việc người nào đó từng bị lạm dụng, không nhận được sự quan tâm đầy đủ khi còn bé hoặc nhập viện thường xuyên có thể là nguồn gốc khởi phát hội chứng Munchausen. Khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu xem liệu tình trạng rối loạn nhân cách có phải là nguyên nhân gây ra hội chứng này hay không.
Cách điều trị hội chứng Munchausen
Người mắc phải hội chứng Munchausen thường rất chủ động trong việc tìm cách chữa trị căn bệnh “tưởng” của mình, nhưng lại không sẵn sàng chấp nhận và điều trị hội chứng Munchausen. Điều này gây khó khăn cho các bác sĩ và làm giảm tỷ lệ điều trị thành công. Chính vì thế, bác sĩ và người nhà bệnh nhân nên tìm cách động viên tâm lý để người bệnh tiếp nhận phương pháp điều trị khoa học.
Mục tiêu điều trị của hội chứng Munchausen là sửa đổi hành vi làm hại bản thân và giảm suy nghĩ tưởng tượng ra các triệu chứng bệnh. Để đạt được mục tiêu này, bác sĩ sẽ tập trung vào việc chữa lành các sang chấn tâm lý của người mắc phải hội chứng.
Phương pháp điều trị thường được sử dụng cho người mắc hội chứng Munchausen là liệu pháp chữa lành tâm lý, bằng cách giao tiếp. Cách điều trị này tập trung vào việc trò chuyện và khuyến khích người bệnh thay đổi suy nghĩ và hành vi của mình, từ đó hướng đến những điều tích cực. Gia đình cũng phải hợp tác với bác sĩ để tránh việc ủng hộ các hành vi tự làm tổn thương bản thân để được quan tâm.
>>>>>Xem thêm: Thiếu máu có bị sụt cân không?
Hiện tại không có thuốc để điều trị hội chứng Munchausen. Tuy vậy, người mắc phải hội chứng ngày có thể phải dùng thuốc để kiểm soát các bệnh liên quan đến vấn đề trầm cảm hoặc tâm trạng lo lắng, bất an. Việc sử dụng thuốc của người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ để tránh dùng theo hướng có hại.
Vậy là bài viết đã cung cấp thông tin cho bạn đọc về hội chứng Munchausen là gì, nguyên nhân và cách điều trị của hội chứng này. Việc kiên nhẫn điều trị có thể khiến tình trạng của người mắc phải ổn định hơn, tránh được các tổn thương cho bản thân và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Chủ đề:Tâm lýSức khỏe tinh thần
Các bài viết liên quan
-
Existential crisis là gì? Làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
-
Mạnh mẽ là gì? Những dấu hiệu của người có cá tính mạnh mẽ
-
Vùng an toàn là gì? 5 cách giúp bạn bước ra vùng an toàn của mình
-
Self awareness là gì? Tại sao self awareness lại quan trọng?
-
Những cạm bẫy tâm lý mà con người dễ vấp phải
-
Quấy rối là gì? Phải làm gì khi gặp trường hợp này?
-
Healthy relationship là gì? Cách để nhận biết một healthy relationship
-
Tâm lý lứa tuổi thiếu niên – Độ tuổi mà cha mẹ cần lưu tâm đến
-
Gender dysphoria là gì? Gender dysphoria có những triệu chứng gì?
-
Sexual abuse là gì? Tác hại của sexual abuse đối với sức khỏe