Ăn rau ngót nóng hay mát? Những đối tượng nào không nên ăn rau ngót?

Ăn rau ngót nóng hay mát? Những đối tượng nào không nên ăn rau ngót?

Rau ngót là một loại rau rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam và được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn ngon. Vậy rau ngót đem lại lợi ích sức khỏe gì cho con người? Ăn rau ngót nóng hay mát?

Bạn đang đọc: Ăn rau ngót nóng hay mát? Những đối tượng nào không nên ăn rau ngót?

Thành phần dinh dưỡng có trong rau ngót rất đa dạng, đặc biệt là hàm lượng chất đạm cao nên được khuyên sử dụng thay thế cho đạm động vật. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ về công dụng của rau ngót cũng như giải đáp thắc mắc ăn rau ngót nóng hay mát.

Thành phần dinh dưỡng của rau ngót

Rau ngót được xem là một loại thực phẩm lành tính, an toàn và có giá trị dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe con người.

Về dinh dưỡng, trong 100g rau ngót có chứa:

  • Năng lượng: 35kcal;
  • Protein: 5,3g;
  • Glucid: 3,4g;
  • Celluloza: 2,5g;
  • Vitamin C: 185mg;
  • Vitamin A: 6650µg;
  • Canxi: 169mg;
  • Sắt: 2,7mg;
  • Magie: 123mg;
  • Mangan: 2400mg;
  • Phospho: 65mg;
  • Kali: 457mg;
  • Natri: 25mg;
  • Kẽm: 0,94mg;
  • Đồng: 190µg.

Ăn rau ngót nóng hay mát? Những đối tượng nào không nên ăn rau ngót?

Rau ngót chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể

Như vậy, rau ngót rất giàu dưỡng chất rất có lợi cho sức khỏe con người. Vậy những lợi ích sức khỏe mà rau ngót mang lại là gì?

Lợi ích của rau ngót đối với sức khỏe con người

Rau ngót được biết đến là loại rau mang lại nhiều lợi ích cho con người, đặc biệt là hỗ trợ phụ nữ sau sinh nở loại bỏ nhanh chất dịch bẩn ra khỏi tử cung.

Bên cạnh đó, rau ngót cũng là một nguồn cung cấp chất xơ quý giá, có tác dụng giúp ruột tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, phòng ngừa táo bón và chứng xơ vữa động mạch hiệu quả.

Hàm lượng protein trong rau ngót cũng khá cao so với các loại rau tươi, lên đến 5,3/100g rau ngót. Do đó, có thể sử dụng protein có trong rau ngót thấy thế cho protein động vật nhằm bảo vệ sức khỏe.

Thêm vào đó, trong rau ngót cũng giàu vi chất, vitamin và khoáng chất, đặc biệt là hàm lượng vitamin A, C có trong rau ngót cao hơn hẳn so với cam, chanh, bưởi… Đây là những thành phần quan trọng tham gia vào quá trình sản xuất collagen, điều chỉnh nồng độ cholesterol, vận chuyển chất béo và tăng cường miễn dịch. Hơn nữa, vitamin C còn là yếu tố cần thiết để giúp vết thương mau lành, ngăn ngừa lão hóa nhằm cải thiện chức năng của não bộ. Trong khi đó, vitamin A cần thiết cho sự tăng trưởng và tầm nhìn của mắt, chống nhiễm khuẩn cũng như duy trì làn da khỏe mạnh.

Tuy nhiên, hàm lượng vitamin C trong rau ngót sẽ giảm đi khi rau bị dập nát. Do đó, bạn nên dùng rau tươi để chế biến và ăn ngay sau khi nấu là cách tốt nhất để bảo toàn được hàm lượng vitamin C có trong loại rau này.

Ngoài ra, rau ngót có thể được sử dụng làm thuốc chữa trị một số bệnh như:

  • Chữa tưa lưỡi ở trẻ nhỏ: Khi bú mẹ, trẻ có thể bị tưa lưỡi do cặn sữa đọng lại hoặc do nấm khiến trẻ bị đau, khó bú.
  • Chữa sót nhau thai: Vì một lý do nào đó mà sản phụ sau khi sinh con hoặc phụ nữ nạo phá thai bị sót lại nhau thai trong tử cung, gây nên tình trạng nhiễm trùng.
  • Dùng rau ngót để bổ sung dưỡng chất cho sản phụ sau sinh nở.
  • Chữa nhức xương: Sử dụng rau ngót nấu với xương lợn để ăn nhiều lần trong ngày sẽ giúp chữa nhức xương hiệu quả.
  • Chữa chảy máu cam.
  • Giúp giải độc rượu.
  • Chữa nám da.

Ăn rau ngót nóng hay mát? Những đối tượng nào không nên ăn rau ngót?

Canh rau ngót có tác dụng giải độc rượu

Đối với phụ nữ đang mang thai cần lưu ý rằng rau ngót có chứa một lượng chất papaverin – chất làm kích thích co thắt cơ trơn tử cung nên có thể khiến cho chị em bị sảy thai. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn rau ngót để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Vậy ăn rau ngót nóng hay mát?

Ăn rau ngót nóng hay mát?

Trước khi trả lời câu hỏi ăn rau ngót nóng hay mát, mời bạn đọc cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về đặc tính của rau ngót nhé!

Theo đó, rau ngót là một loại rau rất phổ biến và thông dụng trong các bữa ăn của gia đình người Việt. Loại rau này rất dễ trồng, dễ sống và sử dụng thân cây để ở mọi nơi. Do vậy, rau ngót thường được người dân trồng trong vườn, dọc theo bờ rào, quanh bờ ao, theo lối đi… chủ yếu là tận dụng đất để trồng.

Rau ngót sinh trưởng khá nhanh, ít sâu bệnh nên không phải sử dụng đến thuốc trừ sâu. Do đó, đây là một loại rau lành tính và an toàn cho sức khỏe.

Người dân thường sử dụng lá rau ngót để chế biến thành các món canh như rau ngót nấu canh với thịt, tôm, xương, hến, cua… đều rất ngon và bổ dưỡng cho cả gia đình, đặc biệt là có tác dụng giải nhiệt vào mùa hè. Tuy nhiên, người thể hư hàn thì nên kiêng dùng canh rau ngót hoặc nếu dùng thì cho thêm vài lát gừng vào canh.

Theo Đông y, lá rau ngót có tính mát nên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, bổ huyết, tăng tiết nước bọt, cầm máu, nhuận tràng, tiêu viêm, sát khuẩn, sinh cơ… Trong khi đó, rễ của rau ngót có vị hơi đắng, nhưng cả lá và rễ đều có tác dụng tốt đối với sức khỏe. Trong Đông y, lá rau ngót được sử dụng để chữa ban sởi, ho, sốt cao, viêm phổi, tiêu độc, tiểu rắt.

Đến đây, chắc hẳn bạn đọc đã biết được ăn rau ngót nóng hay mát. Đây là loại rau vừa có giá trị dinh dưỡng cao, vừa giúp thanh nhiệt, giải độc và chữa được một số bệnh lý. Do đó, rau ngót được xem là một loại thực phẩm quý, là một vị thuốc hiệu nghiêm nên bạn có thể bổ loại rau này trong bữa ăn hàng ngày.

Tìm hiểu thêm: Cách phòng chống bệnh dị ứng hiệu quả

Ăn rau ngót nóng hay mát? Những đối tượng nào không nên ăn rau ngót?
Ăn rau ngót nóng hay mát

Những ai không nên ăn nhiều rau ngót?

Mặc dù rau ngót rất lành tính và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng có thể ăn được rau ngót. Dưới đây là những đối tượng nên hạn chế ăn rau ngót để bảo vệ sức khỏe.

Phụ nữ mang thai

Như đã nói, trong rau ngót có chứa hàm lượng lớn chất papaverin. Chất này có tác dụng hạ huyết áp, giảm đau và co giãn cơ trơn của mạch máu. Tuy nhiên, nếu thai phụ ăn nhiều rau ngót thì chất papaverin có thể làm tăng co bóp tử cung, dẫn đến sảy thai. Đặc biệt là trong rau ngót sống, độc tính của loại rau này còn mạnh hơn. Vì vậy, mẹ bầu tuyệt đối không được uống nước ép rau ngót sống.

Ăn rau ngót nóng hay mát? Những đối tượng nào không nên ăn rau ngót?

>>>>>Xem thêm: Các thiết bị tim cấy ghép thông dụng

Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn rau ngót để bảo vệ thai nhi

Người mất ngủ, kén ăn và người cao tuổi

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, tác dụng phụ của rau ngót là gây khó thở, gây chán ăn và khó ngủ ở một số người, nhất là ở người lớn tuổi và có thể chất kém.

Tuy nhiên, những tác phụ này có thể được giảm thiểu bằng cách nấu chín. Do đó, với những người có tiển sử mất ngủ, chán ăn hoặc người cao tuổi thì nên tránh uống nước rau ngót sống, thay vào đó hãy nấu chín rau ngót và ăn với một lượng nhỏ.

Người bị loãng xương, còi xương, thiếu canxi

Mặc dù trong rau ngót có chứa hàm lượng canxi tương đối cao, tuy nhiên sự có mặt của chất glucocoticoid trong loại rau này lại gây cản trở cho quá trình hấp thu canxi và phốt pho của cơ thể. Chính vì thế, những đối tượng bị loãng xương, còi xương hoặc cơ thể đang bị thiếu canxi thì nên hạn chế ăn rau ngót.

Tóm lại, rau ngót là một loại thực phẩm lành tính, an toàn và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bổ sung rau ngót vào các bữa ăn trong gia đình không chỉ mang lại giá trị dinh dưỡng mà còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc trong những ngày hè nóng bức. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc ăn rau ngót nóng hay mát, đồng thời nắm rõ hơn về tác dụng của loại rau này đối với sức khỏe.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *