Cách bảo quản bơ trong ngăn đá? Chắc hẳn đây là một trong những giải pháp để bảo quản loại trái cây giàu chất dinh dưỡng này. Tuy nhiên, nếu không biết cách bảo quản thì bơ khi chín chỉ để được khoảng 2-3 ngày là hỏng. Bạn cũng đừng quá lo, bài viết sau đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin về cách bảo quản bơ trong ngăn đá được lâu mà vẫn giữ nguyên vị ngon, giàu chất dinh dưỡng.
Bạn đang đọc: Cách bảo quản bơ trong ngăn đá được lâu và dễ làm
Chắc hẳn bạn đã biết bơ là loại trái cây giàu chất dinh dưỡng có tác dụng tốt cho sức khỏe và sắc đẹp. 100g bơ chứa 26% vitamin K, 20% axit folic, 14% vitamin B5, 13% vitamin B6, 17% vitamin C, 14% kali và 10% vitamin E mà cơ thể cần, đặc biệt là bơ cũng được dùng làm nguyên liệu nấu ăn. Nếu có nhiều bơ chín chưa kịp sử dụng hoặc bạn muốn bảo quản để sử dụng dần thì cách bảo quản sẽ vô cùng quan trọng. Vậy, cách bảo quản bơ trong ngăn đá để được lâu mà vẫn giữ vị ngon được tiến hành ra sao? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau.
Công dụng mà quả bơ mang lại cho sức khỏe
Trước khi tìm ra cách bảo quản bơ trong ngăn đá thì chúng ta cũng nên tìm hiểu xem những lợi ích sức khỏe mà quả bơ mang lại bằng những công dụng như sau:
- Ổn định huyết áp: Bơ có nhiều kali và ít natri, giúp điều hòa cân bằng điện giải và huyết áp trong cơ thể.
- Kiểm soát cân nặng: Bơ rất giàu protein và chất xơ, giúp kiểm soát cơn đói và giúp bạn no lâu hơn.
- Phòng chống ung thư: Sự hiện diện của các chất chống oxy hóa như glutathione, vitamin C, E và carotenoids ngăn ngừa một số loại ung thư như ung thư miệng, ung thư da,…
- Đặc tính chống viêm: Các chất dinh dưỡng lành mạnh trong bơ, chẳng hạn như axit béo, omega-3, carotenoids và vitamin, có thể giúp điều trị và ngăn ngừa tình trạng viêm trong cơ thể.
- Tốt cho tim mạch: Vitamin E có trong bơ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành khoảng 30-40%.
- Duy trì làn da khỏe mạnh: Vitamin E và nhiều chất chống oxy hóa khác có trong quả bơ, chẳng hạn như lutein và zeaxanthin, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì làn da khỏe mạnh.
- Bảo vệ mắt: Các axit béo không bão hòa đơn (MUFA) có trong bơ có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.
Chính vì những lợi ích sức khỏe trên mà quả bơ đã trở thành thực phẩm mà mọi người ưa dùng và nghĩ cách bảo quản nó để được sử dụng lâu hơn.
Một số cách bảo quản bơ trong ngăn đá
Không giống như các loại trái cây khác, bơ chỉ chín kể từ lúc thu hoạch. Tuy nhiên, quá trình chín của loại quả này diễn ra rất nhanh sau khi thu hoạch. Ngay cả khi bơ chín, chúng sẽ bắt đầu hư hỏng trong vòng vài ngày và không thể sử dụng được. Lúc này, cách duy nhất là bảo quản chúng thật tốt, sau đây là những cách bảo quản bơ trong ngăn đá mà không bị nhanh hỏng:
Cách bảo quản bơ trong ngăn đá cả quả
Phương pháp cấp đông bơ này đã được thử nghiệm nhiều lần và cho kết quả rất tốt. Phương pháp này rất đơn giản. Giữ nguyên quả bơ, bọc riêng từng quả trong màng bọc thực phẩm và cho vào ngăn đá tủ lạnh. Khi ăn chỉ cần cho quả bơ vào ngăn mát đến khi mềm một chút rồi gọt vỏ. Lúc này bơ được cắt ra vẫn rất tươi và không bị sẫm màu.
Làm đông lạnh nửa quả bơ đã bóc vỏ
Dùng dao cắt đôi quả bơ theo chiều dọc và dùng tay vặn xoắn để loại bỏ hạt. Tiếp theo, gọt vỏ quả bơ, phết một ít nước cốt chanh lên bề mặt quả bơ rồi cho vào túi ziplock hoặc túi chân không. Lưu ý: Gọt vỏ bơ thay vì bảo quản cả vỏ, vì việc đông lạnh quả bơ cả vỏ sẽ khiến bạn rất khó loại bỏ vỏ khi chuẩn bị ăn và cũng sẽ khiến quả bơ mất nhiều thịt hơn. Để tăng hiệu quả bảo quản bơ đóng túi, hãy loại bỏ hoàn toàn không khí ra khỏi túi bơ bằng máy hút chân không, ghi ngày bắt đầu bảo quản lên túi và cho vào tủ đông.
Cắt bơ thành từng miếng nhỏ và để đông lạnh
Tương tự như cách tách bơ ở trên, sau khi loại bỏ vỏ và hạt, bạn cắt bơ thành từng miếng nhỏ rồi cho vào hộp bảo quản thực phẩm hoặc túi hút chân không. Tiếp theo, thêm vài giọt nước cốt chanh và đậy nắp lại. Nhớ là loại bỏ hết không khí trước khi đặt vào ngăn đá. Ưu điểm của cách cắt bơ thành từng miếng là bạn chỉ cần cho vào ngăn đá và khi lấy ra là có thể sử dụng mà không cần chế biến gì cả.
Tìm hiểu thêm: Nạp năng lượng cho một buổi tập luyện như thế nào để đạt hiệu quả?
Nghiền bơ và đông lạnh chúng
Quả bơ sẽ được gọt vỏ và bỏ hạt như những phương pháp trên, nghiền nhuyễn cho vào hộp đựng thực phẩm, vắt vài giọt nước cốt chanh, đậy kín hộp rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh. Điều này rất tiện lợi khi bạn muốn ăn bơ sinh tố, hoặc ăn với sữa chua và kể cả khi muốn cho trẻ ăn.
Một số lưu ý khi tiến hành bảo quản bơ trong ngăn đá tủ lạnh
Trước khi thực hiện các cách bảo quản bơ trong ngăn đá, bạn nên rửa sạch và lau khô hoàn toàn vỏ bơ bằng khăn sạch. Mọi dụng cụ sơ chế và bảo quản phải tiệt trùng, khô ráo. Ngoài ra, phương pháp trên chỉ áp dụng để bảo quản bơ chín. Đừng đông lạnh bơ xanh vì ăn bơ chưa chín sẽ có vị đắng.
Khi sơ chế bơ, bạn phải xem xét kỹ lưỡng chất lượng của quả bơ có bị hư hỏng hay không. Khi bơ chín, chúng chuyển dần từ màu xanh đậm sang màu nâu. Nếu vỏ dần chuyển sang màu nâu sẫm hoặc đen thì đây là dấu hiệu cho thấy bên trong quả bơ đã bị hư và không thể ăn được nữa. Hãy cắt quả bơ và kiểm tra xem có bị hư hỏng không. Thịt của quả bơ chín hoàn toàn thường có màu xanh nhạt hoặc xanh đậm. Bơ chín có mùi thơm, vị ngọt nhẹ tự nhiên và vị bùi đậm đà.
Tuy nhiên, khi bơ quá chín để sử dụng, chúng có thể tỏa ra mùi khó chịu. Nếu bơ có vị chua và có mùi lạ thì đây có thể là dấu hiệu của vi khuẩn và bạn nên loại bỏ. Điều này có thể xảy ra khi cấu trúc chất béo không bão hòa của quả bơ bị phá hủy do quá trình oxy hóa hoặc sự xâm nhập của vi khuẩn. Ngoài ra, nếu cắt quả bơ ra và nhận thấy có dấu hiệu bị mốc thì cũng nên loại bỏ cả quả.
>>>>>Xem thêm: Viêm cơ tứ đầu đùi: Dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị
Bơ không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn dễ ăn, kể cả ăn không và kết hợp với nhiều món ăn khác. Hy vọng bài viết trên đã chia sẻ cho bạn những cách bảo quản bơ trong ngăn đá được lâu mà bơ vẫn giữ được sự tươi ngon. Với những cách bảo quản bơ này, bạn có thể yên tâm sử dụng quanh năm mà không lo bơ bị mất chất dinh dưỡng. Chúc bạn bảo quản bơ thành công!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm