Bệnh nhân thiếu canxi máu thường đối mặt với nhiều khó khăn về sức khỏe và tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề về xương, tim mạch, và nhiều tình trạng sức khỏe khác. Chế độ dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng trong việc cải thiện tình trạng hạ canxi máu và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu xem bệnh nhân thiếu canxi máu nên ăn gì để duy trì sức khỏe.
Bạn đang đọc: Bệnh nhân thiếu canxi máu nên ăn gì?
Canxi là khoáng chất quan trọng cho sự phát triển và duy trì xương, sự co bóp cơ và hoạt động dây thần kinh trong cơ thể. Việc thiếu canxi có thể dẫn đến nhiều tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Bệnh nhân thiếu canxi máu cần có một chế độ ăn giàu canxi, hãy cùng tìm hiểu thiếu canxi máu nên ăn gì?
Nguyên nhân thiếu canxi máu
Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, và trẻ em đều là những đối tượng có nhu cầu cung cấp canxi lớn cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của hệ xương và răng. Canxi là một khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, và nếu lượng canxi hàng ngày không đủ, có thể dẫn đến tình trạng hạ canxi trong máu, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Ngoài việc thiếu canxi trong chế độ ăn uống, có một số nguyên nhân khác gây hạ canxi máu:
Suy tuyến cận giáp: Suy tuyến cận giáp là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá ít hormone giúp duy trì lượng canxi trong máu, dẫn đến hạ canxi.
Suy thận: Suy thận có thể làm giảm khả năng cơ thể loại bỏ canxi thừa, dẫn đến tăng nồng độ canxi trong máu.
Suy dinh dưỡng: Chế độ ăn uống thiếu canxi hoặc chế độ ăn kiêng không cung cấp đủ canxi có thể gây hạ canxi máu.
Thiếu vitamin D và magie: Canxi cần vitamin D và magie để được hấp thu và sử dụng một cách hiệu quả. Thiếu vitamin D hoặc magie có thể dẫn đến hạ canxi máu.
Nghiện rượu: Nghiện rượu có thể ảnh hưởng đến khả năng cơ thể hấp thu canxi và duy trì nồng độ canxi trong máu.
Bệnh bạch cầu: Một số bệnh bạch cầu, trong đó cơ thể tạo ra quá nhiều tế bào miễn dịch, có thể gây hạ canxi máu.
Sử dụng quá nhiều Caffeine: Caffeine có thể làm giảm khả năng hấp thu canxi từ chế độ ăn uống, đặc biệt khi tiêu thụ quá nhiều caffeine.
Bệnh nhân điều trị hoá trị: Một số phương pháp điều trị hoá trị có thể gây ra hạ canxi máu.
Sử dụng thuốc lợi tiểu: Các loại thuốc lợi tiểu có thể làm mất canxi từ cơ thể thông qua nước tiểu.
Điều quan trọng là nhận biết nguyên nhân cụ thể gây hạ canxi máu và thực hiện các biện pháp cần thiết để duy trì mức canxi trong máu ổn định. Việc duy trì sự cân bằng canxi trong cơ thể là quan trọng để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển bình thường.
Biểu hiện bệnh nhân thiếu canxi máu
Trước khi tìm hiểu về cách bổ sung canxi khi tụt canxi máu, người bệnh cần hiểu rõ những triệu chứng của căn bệnh này.
Thiếu canxi máu thường khởi đầu bằng các triệu chứng như tê môi, lưỡi, các đầu ngón tay, đầu ngón chân, thở nhanh, cảm giác kích thích. Sau đó, sự co cơ xảy ra trong cơ thể có thể dẫn đến việc hiện lên những dấu hiệu như “bàn tay đỡ đẻ” hoặc “dấu bàn đạp” trên chân.
Tìm hiểu thêm: Căng cơ thắt lưng là bệnh gì? Có thể điều trị và phòng ngừa được không?
Các trường hợp nặng hơn, hạ canxi có thể gây co thắt các cơ vùng mặt và cơ toàn thân, gây đau đớn và kích thích cơ hô hấp, dẫn đến khó thở. Thậm chí, hạ canxi nghiêm trọng có thể dẫn đến co thắt cơ thanh môn, gây suy hô hấp và loạn nhịp tim cho người bệnh.
Nhận biết kịp thời và điều trị canxi khi bị tụt là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa và giảm thiểu các triệu chứng và biến chứng của tình trạng hạ canxi trong máu.
Bệnh nhân thiếu canxi máu nên ăn gì?
Để cải thiện tình trạng thiếu canxi máu và phòng ngừa hạ canxi máu, việc xây dựng một chế độ ăn đầy đủ canxi là vô cùng quan trọng. Dưới đây là danh sách các thực phẩm có thể giúp bạn bổ sung canxi:
- Các loại cá nhỏ và có xương, cá kho nhừ, tôm, cua, ốc,…
- Trứng: Đặc biệt là lòng đỏ.
- Rau xanh thẫm: Các loại rau như rau cải thìa, rau cải xoăn, cải bó xôi,…
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Như sữa tươi, sữa chua, phô mai,…
- Nguồn thực phẩm giàu vitamin D: Các loại cá, trứng, gan, dầu cá, phô mai, sữa đậu nành,…
- Thực phẩm bổ sung magie: Bao gồm các loại hạt, sô cô la đen, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua, bơ, trái cây sấy khô, chuối,…
- Tắm nắng: Nên thường xuyên tắm nắng từ 15 – 20 phút mỗi ngày vào buổi sáng và buổi chiều để cơ thể có thể hấp thu vitamin D tốt hơn.
>>>>>Xem thêm: Thế nào là dấu hiệu tuyến giáp có vấn đề?
Bên cạnh việc bổ sung thực phẩm giàu canxi, cần tránh ăn những thực phẩm có thể làm giảm nồng độ canxi trong cơ thể, bao gồm:
- Thực phẩm có tính axit: Các loại thực phẩm có tính axit cao, đặc biệt là thực phẩm đóng hộp và sản phẩm từ sữa.
- Caffeine: Nên giới hạn tiêu thụ cà phê, nước ngọt, trà, và sô cô la, và cần uống đủ nước để tránh mất nước.
- Thực phẩm giàu natri (muối ăn, thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn): Nên hạn chế tiêu thụ natri, vì thừa natri có thể gây mất nước và mất cân bằng điện giải, dẫn đến hạ canxi máu.
Nếu tình trạng hạ canxi máu không cải thiện sau khi điều chỉnh chế độ ăn uống, bạn nên tìm đến các trung tâm y tế để thăm khám và để được kiểm tra chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm