Hôi nách là nỗi niềm khó nói khiến bao người bị mặc cảm, tự ti trong cuộc sống. Vậy làm sao để biết mình có bị hôi nách không? Nếu bị hôi nách, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả là gì? Những thắc mắc phổ biến liên quan đến vấn đề hôi nách sẽ được tiết lộ ngay trong bài viết dưới đây!
Bạn đang đọc: Làm sao để biết mình có bị hôi nách không?
Hôi nách không chỉ khiến “khổ chủ” ái ngại và bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề mà còn gây phiền toái đến cả những người xung quanh. Có những người không biết có phải mình bị hôi nách hay không để áp dụng các cách điều trị kịp thời. Nếu bạn cũng là một trong số đó, đừng bỏ qua những dấu hiệu nhận biết sẽ được tiết lộ ngay sau đây. Làm sao để biết mình có bị hôi nách không, đọc rồi bạn sẽ rõ!
Bệnh hôi nách – Nỗi niềm khó nói không của riêng ai
Hầu hết mọi người trong số chúng ta đều từng ít nhất một lần được nghe tới căn bệnh hôi nách. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh được coi là “viêm màng cánh” này. Hôi nách là bệnh lý xảy ra khi tuyến mồ hôi của bạn tăng tiết quá mức đồng thời có mùi khó chịu.
Với vị trí dưới cánh tay, mồ hôi dễ có mùi khó chịu vì đây thường là khu vực kín, thường xuyên trong tình trạng ẩm thấp khó khô ráo. Trong mồ hôi lại có chứa nhiều chất béo và protein. Vùng nách thực sự là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây mùi vì vừa có môi trường tối ẩm, vừa có nguồn “thức ăn” dồi dào cho vi khuẩn. Chính sự phát triển và phân hủy của vi khuẩn đã gây ra mùi khó chịu vùng nách. Có những người bị hôi nách một bên, nhưng có người bị cả hai bên.
Hôi nách có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là người đã đến tuổi dậy thì. Đây không phải căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe “khổ chủ”. Tuy nhiên, nó gây tâm lý e ngại, thiếu tự tin, xấu hổ, ảnh hưởng đến tâm lý của “khổ chủ”. Vô tình, căn bệnh khó nói này cũng làm họ mất đi nhiều cơ hội trong tình yêu, cuộc sống và các mối quan hệ xã hội. Ngoài ra, người bị hôi nách cũng có nguy cơ nấm da, lang ben, hắc lào… vùng nách khá cao.
Nguyên nhân gây tình trạng hôi nách
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng hôi nách. Có thể kể đến những nguyên nhân gây hôi nách phổ biến nhất như:
- Nguyên nhân di truyền: Những người có bố hoặc mẹ bị hôi nách, nguy cơ mắc căn bệnh này sẽ lên đến 85%.
- Vệ sinh thân thể không sạch sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi, phân hủy dưới cánh tay gây “viêm màng cánh”.
- Người uống nhiều rượu bia, chất kích thích, ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, cay nóng, ăn đồ ăn có gia vị nặng mùi (hành, tỏi) cũng có nguy cơ bị hôi nách cao hơn.
- Hôi nách còn là một biểu hiện của tình trạng cơ thể thiếu kẽm.
- Ở một số độ tuổi và thời điểm nhất định trong cuộc đời, cơ thể chúng ta tăng tiết mồ hôi hơn bình thường như: Tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, phụ nữ tiền mãn kinh, người bị thay đổi nội tiết tố đột ngột… Khi đó, chúng ta cũng dễ bị hôi nách và mùi cơ thể hơn.
- Nguyên nhân dẫn đến hôi nách còn có thể là một số bệnh lý như viêm nhiễm, nấm da, bệnh về tuyến giáp, bệnh về hệ tiêu hóa hay bệnh gan thận…
- Một số người thường đổ nhiều mồ hôi khi tâm trạng căng thẳng, bất ổn, lo lắng quá mức. Khi tuyến mồ hôi tăng tiết bất thường, họ cũng dễ bị hôi nách hơn.
- Chọn trang phục quá dày bí khiến vùng nách không được thông thoáng, tiết nhiều mồ hôi và dễ bị mùi.
Làm sao để biết mình có bị hôi nách không?
Làm sao để biết mình có bị hôi nách không? Câu trả lời rất đơn giản là bạn cần nắm rõ dấu hiệu, triệu chứng của bệnh hôi nách. Bạn có thể nhận biết mình có bị hôi nách hay không qua các dấu hiệu như:
- Cảm nhận được mùi hôi khó chịu ở vùng nách, giống như mùi chồn hôi, đặc biệt lúc bạn hoạt động nhiều. Nếu bị hôi nách nặng, mùi hôi có thể tỏa ra từ vùng nách ngay cả khi bạn không vận động nhiều, thậm chí ngay khi bạn vừa tắm rửa sạch sẽ.
- Một số người bị hôi nách nhẹ có thể không phát hiện ra mùi khó chịu của mình một phần vì đã quen với mùi cơ thể. Khi đó, bạn nên hỏi những người thân thiết xung quanh sẽ có câu trả lời thật lòng nhất.
- Khi tuyến mồ hôi dưới nách tiết nhiều mồ hôi, vùng áo dưới nách dễ bị ướt. Điều này dễ nhận ra khi bạn mặc áo thẫm màu. Với những chiếc áo sáng màu, lâu ngày sẽ có hiện tượng ố vàng vùng nách.
Làm sao để biết mình có bị hôi nách không đến đây bạn đã rõ rồi chứ? Không quá khó để phát hiện hôi nách. Vì vậy, khi biết mình gặp tình trạng khó nói này, bạn nên khắc phục càng sớm càng tốt.
Tìm hiểu thêm: Chi tiết về phương pháp bấm huyệt chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh
Khi biết mình bị hôi nách phải làm sao?
Khi biết mình bị hôi nách, bạn cũng không nên quá lo lắng. Vì vẫn có cách khắc phục hiệu quả tình trạng này. Tùy tình trạng thực tế của mình, bạn có thể áp dụng một số cách sau:
- Xử lý tạm thời: Cách điều trị tạm thời để giảm mùi hôi nách là dùng sản phẩm lăn khử mùi trị hôi nách, xịt khử mùi, khăn tẩm thuốc trị đổ mồ hôi nách…
- Dùng kem bôi, thuốc chống đổ mồ hôi: Những sản phẩm này có chứa các thành phần như Drysol, Xerac AC, Glycopyrrolate có tác dụng kiểm soát hoạt động của tuyến mồ hôi dưới nách giúp giảm tiết mồ hôi. Tuy nhiên, các loại thuốc này dễ gây kích ứng da và mắt, được khuyên dùng vào buổi tối và rửa sạch vào sáng hôm sau.
- Tiêm botox để hạn chế đường dẫn truyền của dây thần kinh kích thích tiết mồ hôi với tác dụng giảm hôi nách từ 6 – 8 tháng.
- Dùng thuốc kháng cholinergic, thuốc chẹn beta giao cảm giúp ức chế hoạt động của tuyến mồ hôi. Tác dụng phụ của thuốc thường là giảm thị lực, khô miệng, ảnh hưởng đến bàng quang.
- Thuốc chống trầm cảm sẽ giúp chữa hôi miệng với nguyên nhân tăng tiết mồ hôi do căng thẳng, lo âu.
- Dùng công nghệ vi sóng với năng lượng vi sóng tạo nhiệt độ lên đến 70 độ C tiêu hủy tuyến mồ hôi dưới da vùng nách để ngăn tiết mồ hôi quá mức. Phương pháp này có thể giảm tiết mồ hôi đến 80%.
- Phẫu thuật cắt tuyến mồ hôi hoặc dây thần kinh giao cảm cũng là phương pháp hiệu quả trong điều trị hôi nách nặng.
Khi nào hôi nách cần đi khám bác sĩ?
Như đã nói ở trên, hôi nách có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Vì vậy, khi nhận thấy hôi nách kèm theo các triệu chứng bất thường của cơ thể, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện xét nghiệm cần thiết để biết hôi nách có liên quan đến căn bệnh tiềm ẩn nào về tuyến giáp, gan, thận hay không. Nếu xác định được nguyên nhân không phải do bệnh lý, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn những cách chữa hôi nách an toàn, hiệu quả.
>>>>>Xem thêm: Các bệnh nội tiết thường gặp và cách điều trị dứt điểm
Làm sao để biết mình có bị hôi nách không? Khi bạn cảm thấy bên dưới vùng nách có mùi giống hôi chịu mỗi lúc hoạt động nhiều thì đó là dấu hiệu cho biết bạn đang mắc phải căn bệnh khó nói này. Thậm chí có những trường hợp nặng hơn là có mùi ngay cả khi không hoạt động, hoặc mùi mồ hôi xuất hiện ngay cả khi bạn vừa mới tắm rửa sạch sẽ. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, cách nhận biết và cách khắc phục nỗi niềm khó nói này.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm