Bước qua độ tuổi trung niên, đặc biệt là sau 40 tuổi cơ thể người không thể tránh khỏi tiến trình lão hoá. Lúc này chức năng các bộ phận sẽ dần suy yếu và nảy sinh nhiều bệnh lý. Có 10 xét nghiệm tuổi 50 không nên bỏ qua và bài viết sẽ bật mí đến bạn.
Bạn đang đọc: 10 xét nghiệm tuổi 50 không nên bỏ qua mà ai cũng cần biết
Người Việt hiện nay ngày càng nâng cao chất lượng sống và biết quan tâm đến sức khoẻ. Với những ai bước qua tuổi trung niên, đặc biệt là trên 50 tuổi thì sức khoẻ sẽ có dấu hiệu suy yếu rõ rệt. Vậy nên thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để phòng bệnh. Dưới đây là 10 xét nghiệm tuổi 50 không nên bỏ qua!
Tuổi trung niên và những vấn đề sức khỏe
Một số bệnh mạn tính thường được chẩn đoán bắt đầu từ tuổi 50. Một số vấn đề sức khỏe thường xảy ra ở độ tuổi này có thể kể đến:
- Tăng huyết áp: Là bệnh mạn tính phổ biến và đây là căn bệnh nguy hiểm bởi chúng dễ dẫn đến biến chứng suy tim hay đột quỵ. Một trong những lý do khiến huyết áp tăng cao là do hệ thống mạch máu thay đổi và lão hoá dần theo tuổi tác.
- Cholesterol cao: Cholesterol cao cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch và đột quỵ. Khi bước vào độ tuổi trung niên, cholesterol cao sẽ tích tụ bên trong thành mạch, hình thành mảng bám dẫn đến làm tắc nghẽn lưu lượng máu đi khắp cơ thể. Nếu người lớn tuổi không chủ động kiểm soát nồng độ cholesterol thì khả năng chúng gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể rất lớn.
- Tiểu đường: Xét nghiệm tiểu đường và một trong 10 xét nghiệm tuổi 50 không nên bỏ qua. Bởi từ độ tuổi 50 trở lên, huyết áp, cholesterol tăng cao và bệnh tiểu đường sẽ tiến triển thầm lặng. Đây cũng là căn bệnh “ám ảnh” rất nhiều người Việt.
- Viêm khớp: Viêm khớp là tình trạng các mối xương khớp có xu hướng mòn dần, giảm khả năng chịu đựng khi hoạt động quá sức. Khi càng lớn tuổi thì tình trạng này xuất hiện ngày một nhiều và bệnh thường ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
- Ung thư: Thực tế ung thư là căn bệnh không chừa một ai. Tuy nhiên khi hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể lão hoá dần thì các tế bào tự do sẽ dễ dàng “tung hoành” hơn. Bước qua độ tuổi 40, dù là nam hay nữ, đang có trạng thái sức khỏe thế nào vẫn phải sớm tầm soát ung thư để có tuổi già khỏe mạnh.
10 xét nghiệm tuổi 50 không nên bỏ qua
Như đã đề cập, việc thăm khám sức khỏe định kỳ là điều nên làm và khi tuổi tác càng lớn thì không được chủ quan. Sau đây là 10 xét nghiệm mà những ai đã vào độ tuổi 50 trở lên buộc phải thực hiện ngay khi có điều kiện:
Kiểm tra huyết áp
Kiểm tra huyết áp thường xuyên từ 6 đến 12 tuần một lần cho những ai đã và đang ở độ tuổi 50. Bởi đây là nhóm nguy cơ mắc huyết áp cao. Việc này giúp người cao tuổi liên tục theo dõi được huyết áp của bản thân từ đó có giải pháp điều chỉnh cho phù hợp.
Kiểm tra mỡ máu
Kiểm tra mỡ máu hay còn được biết đến là kiểm tra cholesterol, lipid. Xét nghiệm này nên thực hiện mỗi năm 1 đến 2 lần để phòng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Mỡ máu cao nguy hiểm ở điểm không gây ra bất kỳ triệu chứng nào nên chỉ có xét nghiệm máu để phát hiện sớm.
Kiểm tra tiểu đường loại 2
Như đã đề cập, một trong 10 xét nghiệm tuổi 50 không thể bỏ qua là xét nghiệm tiểu đường. Bởi tiểu đường không kịp thời phát hiện sẽ là nguồn cơn của nhiều biến chứng đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
Kiểm tra thận
Chức năng thận dễ bị suy thoái khi bạn vừa bước qua độ tuổi trung niên. Hiện nay tỷ lệ mắc suy thận lại ngày càng trẻ hoá bởi yếu tố sinh hoạt và dinh dưỡng kém chất lượng tác động. Vậy nên lúc này xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu cùng các thực hiện liên quan khác sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được chức năng thận có ổn định hay không.
Kiểm tra động mạch chủ bụng
Độ tuổi từ 50 trở đi, các động mạch chủ dễ có hiện tượng xơ hoá. Đặc biệt khi động mạch chủ bụng ở vùng dạ dày yếu đi, bị vỡ thì có thể dẫn đến chảy máu trong và gây chết người. Xét nghiệm siêu âm động mạch chủ bụng sẽ giúp bạn tầm soát được nguy cơ này.
Xét nghiệm viêm gan C
Một trong 10 xét nghiệm tuổi 50 không nên bỏ qua nữa là xét nghiệm viêm gan C. Không chỉ những ai từ 50 tuổi, bất kỳ ai trên 18 tuổi đều cần thực hiện xét nghiệm này để kịp thời điều trị và tránh lây lan cho những người thân xung quanh.
Khám mắt
Những ai từ 40 tuổi dù nam hay nữ đều bắt đầu xuất hiện nhiều bệnh lý về mắt. Bệnh tăng nhãn áp, đục thuỷ tinh thể, thị lực suy yếu, đỏ mắt là các bệnh lý hay gặp. Khám mắt thường xuyên và có điều kiện mổ mắt kịp thời sẽ giúp duy trì sức khỏe thị lực cho người già.
Tìm hiểu thêm: Sau khi lăn kim có nên uống collagen hay không?
Tầm soát ung thư đại trực tràng
Đây là loại ung thư gây tử vong thứ 2 trên thế giới và đối tượng trên 50 tuổi có khả năng cao mắc bệnh. Tốt nhất cứ 2 năm 1 lần, bạn nên xét nghiệm ung thư đại tràng bằng kỹ thuật FOBT, nội soi để kịp phát hiện bệnh.
Tầm soát ung thư phổi
Xét nghiệm ung thư phổi bằng chụp CT liều thấp là điều nên làm mỗi năm. Đặc biệt nếu bạn là người thường xuyên hút thuốc hay đã từng nghiện thuốc lá thì cần gấp rút thực hiện xét nghiệm này.
Tầm soát ung thư vú
Với phụ nữ, ung thư vú rất dễ xảy ra và chúng thường tiến triển âm thầm. Phụ nữ từ 50 tuổi cần tầm soát bệnh khoảng 1 đến 2 năm một lần.
Trước và sau khi xét nghiệm cần lưu ý?
Sau khi điểm qua 10 xét nghiệm tuổi 50 không nên bỏ qua, ta cùng tìm hiểu về những lưu ý trước khi xét nghiệm để tránh ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả:
Trước xét nghiệm
Trước khi xét nghiệm chỉ số đường huyết, xét nghiệm chẩn đoán sắt, xét nghiệm mỡ máu cùng các xét nghiệm về chức năng gan thận thì phải nhịn ăn để có kết quả chính xác nhất. Không sử dụng các chất kích thích và đồ uống có cồn như bia, rượu, cà phê, thuốc lá trước khi xét nghiệm bởi thành phần các chất này có tác động xấu đến hệ tiêu hoá, làm sai lệch kết quả xét nghiệm.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về một số triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn đầu
Tập thể dục hay lao lực trước khi thực hiện xét nghiệm là điều không nên làm bởi kết quả xét nghiệm chỉ thực sự chính xác khi cơ thể bình ổn. Không sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị bệnh nào trước khi xét nghiệm, nếu có phải báo ngay với bác sĩ.
Sau xét nghiệm
Sau khi xét nghiệm, nếu bạn đã nhịn ăn sáng thì nên ăn sáng ngay để cơ thể không bị mất sức và tránh gây hại gan. Trong quá trình chờ kết quả xét nghiệm, hãy để cơ thể thư giãn, quan sát bản thân, nếu có bất kỳ phản ứng lạ gì xảy ra hãy báo với bác sĩ.
Trên đây là những chia sẻ về 10 xét nghiệm tuổi 50 không nên bỏ qua. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn hiểu hơn về các bệnh lý mạn tính dễ gặp khi cao tuổi và chủ động phòng tránh cho bản thân.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm