Có lẽ bạn đã từng được nghe nhiều về căn bệnh ung thư máu hay còn gọi là bệnh bạch cầu. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh Leukemia. Để tìm hiểu sâu hơn về Leukemia là gì, nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh thì mời bạn tham khảo nội dung trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu.
Bạn đang đọc: Bệnh Leukemia là gì? Cách chẩn đoán và điều trị bệnh Leukemia thế nào?
Bệnh ung thư là một trong những bệnh lý đang ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cướp đi tính mạng của nhiều bệnh nhân trên toàn thế giới. Đặc biệt là bệnh bạch cầu cấp tính hay còn được gọi là bệnh Leukemia. Nếu bạn chưa hiểu rõ bệnh Leukemia là gì thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây.
Bệnh Leukemia là gì?
Rất nhiều người còn thắc mắc bệnh Leukemia là gì? Leukemia hay còn được biết đến với tên gọi khác là bệnh bạch cầu hoặc ung thư của các tế bào huyết tương trong cơ thể, bao gồm cả tủy xương và hệ bạch huyết.
Bệnh ung thư máu xuất phát khi cơ thể bắt đầu tích tụ bạch cầu không bình thường, dẫn đến giảm số lượng và chức năng của tế bào máu trưởng thành. Trong quá trình bệnh, tế bào bạch cầu bất thường sẽ tích tụ tại tủy xương. Khi đó, tủy xương khỏe mạnh sẽ bị thay thế bởi tế bào non (tế bào không bình thường) và sự gia tăng của chúng sẽ làm giảm số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
Các tế bào không bình thường hay còn được gọi là tế bào ác tính sẽ ngăn chặn chức năng bình thường của bạch cầu, gây nên tình trạng bệnh bạch cầu.
Triệu chứng nhận biết bệnh Leukemia là gì?
Dấu hiệu lâm sàng của bệnh Leukemia đa dạng tùy thuộc vào từng dạng bệnh. Vậy, triệu chứng nhận biết bệnh Leukemia là gì? Dưới đây là các triệu chứng phổ biến nhất:
Hội chứng thiếu máu
Người bệnh bị Leukemia luôn cảm thấy mệt mỏi, thậm chí ngất khi thay đổi tư thế. Da xanh xao, lòng bàn tay kém hồng, niêm mạc mắt và lợi nhợt nhạt. Móng tay bệnh nhân dễ gãy, tóc khô, xơ. Tim đập nhanh, mạnh. Những biểu hiện này thay đổi nhanh chóng, người bệnh khó thích nghi và thường không tìm thấy nguyên nhân gây mất máu tương xứng.
Hội chứng xuất huyết
Triệu chứng nhận biết tiếp theo của bệnh là hội chứng xuất huyết. Bệnh nhân thường xuyên chảy máu tự nhiên, không do va đập hoặc chấn thương. Cụ thể là chảy máu chân răng tự nhiên, xuất huyết dưới da thể hiện những mảng bầm tím không có nguyên nhân. Trường hợp nặng có thể gây ra nôn máu, phân đen hoặc đỏ tươi, nguy cơ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Hội chứng nhiễm trùng
Nếu bạn đang tìm hiểu triệu chứng nhận biết bệnh Leukemia là gì thì cần để ý đến dấu hiệu nhiễm trùng. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ bị sốt cao và kéo dài. Đồng thời, còn có các biểu hiện khác như viêm loét họng, nhiễm trùng da, viêm phổi, hoại tử da. Trong các trường hợp nặng, nguy cơ tử vong nhanh chóng do nhiễm khuẩn huyết.
Hội chứng thâm nhiễm
Hội chứng thâm nhiễm xảy ra khi các tế bào ác tính xâm nhập vào máu và thâm nhiễm các cơ quan. Người bệnh sẽ có các triệu chứng như gan, lách, hạch trở nên to và cứng chắc. Thâm nhiễm lợi làm lợi phì đại, và thâm nhiễm da tạo thành u dưới da. Thâm nhiễm thần kinh trung ương có thể gây đau đầu và liệt.
Các triệu chứng của bệnh lý ác tính
Bên cạnh các triệu chứng phổ biến trên thì bệnh Leukemia cũng kèm theo các dấu hiệu của bệnh lý ác tính như: Sốt cao kéo dài không rõ nguyên nhân, giảm cân nhanh mà không có nguyên nhân rõ ràng, người bệnh luôn thấy suy sụp và mệt mỏi.
Nguyên nhân gây ra bệnh Leukemia là gì?
Hiện tại, nguyên nhân gây ra bệnh Leukemia là gì vẫn chưa được xác định chính xác. Mặc dù vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự xuất hiện và phát triển của bệnh, tuy nhiên không thể khẳng định rằng những người tiếp xúc với các yếu tố này sẽ chắc chắn mắc bệnh Leukemia. Để đạt được kết quả chẩn đoán chính xác, việc thăm khám bác sĩ và chuyên gia y tế là rất quan trọng.
- Yếu tố di truyền: Có một yếu tố di truyền liên quan đến bệnh Leukemia, khi có thành viên trong gia đình mắc bệnh, người khác trong gia đình cũng có nguy cơ cao hơn.
- Tác động của bức xạ: Tiếp xúc với bức xạ ionizing, như tia X và tia gamma có thể tăng nguy cơ mắc bệnh Leukemia. Điều này có thể xuất phát từ công việc hoặc điều trị bằng tia X.
- Tiếp xúc với hóa chất: Nhiều hóa chất như benzene được liên kết với việc phát triển bệnh Leukemia. Benzene thường xuất hiện trong môi trường làm việc như ngành công nghiệp hóa chất.
- Nhiễm siêu vi khuẩn: Một số nghiên cứu đã đề xuất mối liên quan giữa nhiễm siêu vi khuẩn và bệnh Leukemia. Tuy nhiên, mối quan hệ này vẫn còn là đối tượng nghiên cứu thêm.
Tìm hiểu thêm: Bioderma xanh dùng cho da gì? Review sản phẩm
Phân loại bệnh Leukemia
Các dạng bệnh Leukemia được phân loại thành 4 nhóm chính, bao gồm:
- Bệnh bạch cầu bạch huyết bào mạn tính;
- Bệnh bạch cầu bạch huyết bào cấp tính;
- Bệnh bạch cầu tủy bào mạn tính;
- Bệnh bạch cầu tủy bào cấp tính.
Trong khía cạnh này, có thể hiểu như sau:
Bệnh bạch cầu cấp tính (Acute Leukemia – ALL)
Bệnh xuất hiện khi tế bào đang trong giai đoạn phát triển ban đầu bị tác động. Vì vậy, chúng không thể hoàn thiện quá trình phát triển và thường trở nên dạng dị dạng. Những người mắc bệnh bạch cầu hoặc Leukemia cấp tính thường gặp phải tình trạng chảy máu, viêm nhiễm, thiếu máu và cần phải được điều trị ngay lập tức.
Bệnh bạch bầu mạn tính (Chronic Leukemia – CLL)
Đây là loại bệnh xảy ra khi tế bào “phát triển hơn” bị tác động. Thông thường, các tế bào vẫn duy trì một số chức năng bình thường, người mắc bệnh ít gặp vấn đề như chảy máu, viêm nhiễm, thiếu máu hơn so với các dạng bệnh khác.
Cách chẩn đoán và điều trị bệnh lý Leukemia
Để đối mặt với bệnh Leukemia và nhận biết nguy cơ ngay từ khi biết về bệnh, quá trình chẩn đoán sớm là quan trọng. Chẩn đoán bệnh Leukemia thường được thực hiện thông qua hai loại xét nghiệm chính là thử máu và sinh thiết tủy xương. Cụ thể như sau:
- Thử máu: Bằng cách lấy mẫu máu và quan sát dưới kính hiển vi, bác sĩ sẽ đếm số lượng bạch cầu và tiểu cầu. Nếu có bất kỳ sự bất thường nào có thể xuất hiện các dấu hiệu như tăng số lượng bạch cầu non, giảm số lượng hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu trưởng thành.
- Sinh thiết tủy xương: Sau khi thử máu, bác sĩ thực hiện sinh thiết tủy xương, sử dụng kim và ống chích để lấy mẫu tủy xương. Mẫu tủy xương này sau đó được phân tích thông qua nhiều xét nghiệm, từ việc quan sát dưới kính hiển vi đến việc cấy tủy xương để thực hiện các xét nghiệm đặc biệt.
Phương pháp điều trị bệnh Leukemia là gì? Mỗi loại bệnh Leukemia đều có những phương pháp điều trị khác nhau, dựa vào phác đồ của bác sĩ chuyên gia và kinh nghiệm thăm khám lâu năm để xây dựng phương pháp điều trị tiêu chuẩn.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân tiểu đường và các biến chứng cần lưu ý
Như vậy, Nhà thuốc Long Châu vừa chia sẻ thông tin quan trọng về bệnh Leukemia là gì, nguyên nhân, triệu chứng nhận biết, cách chẩn đoán và điều trị bệnh. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh, nâng cao hiểu biết và ý thức phòng tránh. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm