Khoai mỡ được coi là nguồn cung cấp kali, vitamin C và tinh bột dồi dào, có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu và thai nhi, việc hiểu rõ thành phần và lợi ích của khoai mỡ là điều cần thiết. Tuy nhiên bầu ăn khoai mỡ được không?
Bạn đang đọc: Bầu ăn khoai mỡ được không? Cách sử dụng khoai mỡ tốt cho mẹ bầu?
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, người mẹ cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và phải thường xuyên theo dõi sự phát triển của bé. Chế độ ăn uống của người mẹ cần được chọn lọc cẩn thận vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Khoai mỡ là loại củ phổ biến, giàu chất dinh dưỡng và dễ chế biến. Nhưng bà bầu ăn khoai mỡ được không? Và những điểm cần lưu ý để sử dụng khoai mỡ đúng cách cho bà bầu là gì?
Thành phần dinh dưỡng của khoai mỡ
Trước khi biết bà bầu ăn khoai mỡ được không. Bạn cần tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng có trong loại thực phẩm này.
- Kali: Giúp bà bầu tránh được bệnh cao huyết áp và các bệnh tim mạch.
- Vitamin B6: Giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
- Vitamin C: Có khả năng chống oxy hóa mạnh.
- Beta-carotene: Giúp ngăn ngừa ung thư cho mẹ và thai nhi.
- Chất xơ: Hỗ trợ và kích thích tiêu hóa tốt cho bà bầu, hạn chế cảm giác đầy hơi, khó tiêu, táo bón.
- Canxi: Giúp hệ cơ xương linh hoạt và hoạt động tốt.
- Đường: Lượng đường trong khoai mỡ tương đối thấp, là đường tự nhiên nên an toàn cho phụ nữ mang thai.
- Tinh bột thô: Đây là loại tinh bột tốt cho sức khỏe giúp bà bầu hấp thu tốt và ít tăng cân.
Mẹ bầu ăn khoai mỡ được không?
Bà bầu ăn khoai mỡ được không? Khi mang thai, ăn khoai mỡ sẽ giúp quá trình mang thai diễn ra khỏe mạnh. Ngoài ra còn có lợi trong thời gian cho con bú vì cung cấp nhiều dinh dưỡng thông qua sữa mẹ như vitamin B6, kali, canxi,…
Ăn khoai mỡ giúp kiểm soát đường huyết trong máu và cân nặng cơ thể vì chứa nhiều chất xơ và carbohydrate phức hợp. Do đó mẹ bầu không cần lo lắng bị tăng cân.
Khoai mỡ còn là thực phẩm lợi tiểu có tác dụng chống viêm tốt như viêm nhiễm đường tiểu, giảm đau bụng, đau thần kinh, hạn chế chuột rút, căng cơ. Vì vậy mẹ bầu nên bổ sung khoai mỡ trong giai đoạn cuối thai kỳ.
Dùng nước ép khoai mỡ có thể giúp mẹ bầu hấp thu dinh dưỡng dễ dàng, bảo vệ các enzyme và tế bào cần thiết từ đó giúp cơ thể mẹ và thai nhi khỏe mạnh hơn.
Một số người thắc mắc mẹ bầu sinh mổ có ăn được canh khoai mỡ không thì câu trả lời là có. Mẹ bầu không bắt buộc phải kiêng ăn khoai mỡ trong thời gian sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, khi chế biến lưu ý không thêm bất kỳ nguyên liệu nào phụ nữ sau sinh cần kiêng kỵ khi nấu với khoai mỡ.
Lợi ích của ăn khoai mỡ đối với mẹ bầu
Giảm nguy cơ sinh non
Trẻ đẻ non thường có cân nặng dưới 2.5kg có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe và các bệnh khác. Củ khoai mỡ chứa nhiều vitamin B6, rất có lợi cho cơ thể bà bầu, hạn chế các nguy cơ và triệu chứng của bệnh tim mạch. Ăn khoai mỡ khi mang thai có thể hạn chế nguy cơ mẹ sinh con non tháng, trẻ suy dinh dưỡng.
Tăng cường collagen
Khoai mỡ chứa rất nhiều dưỡng chất tốt như vitamin C và beta-carotene có lợi trong việc thúc đẩy sản xuất collagen. Giúp bà bầu không còn lo sợ rạn da, nếp nhăn sau sinh. Các chất có trong khoai mỡ còn có khả năng phục hồi làn da và bảo vệ làn da của mẹ một cách đáng kể.
Ngăn ngừa táo bón
Khi mang thai, cơ thể người mẹ liên tục sản sinh ra nhiều chất khác nhau. Hormon progesterone được sản xuất quá mức dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tiêu hóa thức ăn của người mẹ. Ở giai đoạn này, bạn nên đảm bảo bổ sung thêm chất xơ, khoai mỡ và nước để thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt, ngăn ngừa tình trạng táo bón, đầy hơi, khó tiêu.
Tìm hiểu thêm: Vi khuẩn chết ở nhiệt độ nào? Nước sôi có giết chết vi khuẩn không?
Ngăn ngừa thiếu máu
Thiếu máu là mối lo ngại lớn đối với các bà phụ nữ mang thai. Nếu không chú ý bổ sung sắt, đồng kịp thời trước khi sinh có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như tiền sản giật hoặc xuất huyết. Theo thử nghiệm, khoai mỡ chứa nhiều cặp chất sắt – đồng. Sử dụng đúng liều lượng có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu máu trong cơ thể.
Tốt cho xương
Khi mang thai, việc cử động của phụ nữ trở nên khó khăn do đau lưng và giãn nở vùng xương chậu. Để duy trì sự linh hoạt và hoạt động bình thường của xương khớp, phụ nữ có thể bổ sung lượng canxi bằng cách thêm khoai mỡ vào chế độ ăn uống.
Kiểm soát đường huyết
Khoai mỡ chứa khá ít đường và hoàn toàn tự nhiên nên bạn không phải lo lắng khi sử dụng. Dùng khoai mỡ sẽ không khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột như nhiều loại đường trái cây khác.
Phòng ngừa ung thư
Ung thư rất khó chẩn đoán khi mang thai. Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé thì phải thường xuyên kiểm soát, theo dõi và kết hợp phòng ngừa. Beta-carotene có trong khoai mỡ có đặc tính chống oxy hóa tuyệt vời và ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tế bào gây bệnh.
Mẹ bầu ăn khoai mỡ như thế nào tốt cho sức khỏe?
Sau khi biết câu trả lời của bầu ăn khoai mỡ được không, mẹ bầu cần biết cách hấp thụ các dưỡng chất trong khoai mỡ như thế nào là tốt nhất. Khoai mỡ có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Tùy theo chế độ ăn uống và sở thích mà bà bầu có thể linh hoạt sử dụng khoai mỡ để chế biến các món ăn. Carbohydrate trong khoai mỡ là tinh bột thô nên có thể dùng trong bữa ăn chính mà không gây tăng cân. Khi nấu khoai mỡ cho mẹ bầu nên nấu chín và kết hợp với các nguyên liệu khác để cân bằng dinh dưỡng. Không nên ăn quá nhiều khoai mỡ trong một bữa vì có thể dẫn tới tình trạng đầy hơi, khó tiêu, nôn mửa,…
>>>>>Xem thêm: Có thể dùng thuốc Alverin 40mg cho bà bầu được không? Tác dụng phụ của thuốc
Lưu ý khi mẹ bầu ăn khoai mỡ
Để có chế độ ăn khoai mỡ hợp lý và thai kỳ khỏe mạnh, mẹ cũng nên chú ý một số điều sau:
- Không ăn liên tục, quá nhiều cùng một lúc hoặc quá nhiều trong một ngày. Thay vào đó, hãy sử dụng đa dạng các loại thực phẩm để hấp thụ đa dạng chất dinh dưỡng.
- Dùng khoai mỡ có màu sẫm để ăn. Không sử dụng củ có mùi lạ hoặc có dấu hiệu nấm mốc.
- Mẹ bầu chỉ nên dùng 2 hoặc 3 bữa khoai mỡ trong tuần. Chế biến khoai mỡ thành nhiều món ăn khác nhau để kích thích vị giác của bà bầu.
Tóm lại, bầu ăn khoai mỡ được không câu trả lời là có, khoai mỡ là loại thực phẩm vô hại và rất có lợi cho mẹ và thai nhi nếu tiêu thụ với số lượng vừa đủ. Hy vọng những thông tin hữu ích trên giúp bà bầu cân bằng thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm