Y học cổ truyền Việt Nam đã tồn tại cùng 4000 năm lịch sử xây dựng đất nước, để lại kho tàng kiến thức rộng lớn mà cốt lõi là những huyệt đạo trên cơ thể trong đó có Huyệt Trung Phong.
Bạn đang đọc: Những hiểu biết hữu ích về Huyệt Trung Phong
Từ thời xa xưa, trong nền văn minh Văn Lang và văn minh Đạt Việt, những y lý và y thuật dựa trên nền tảng của sự kết hợp lý luận y học phương Đông (Đông Y) với các kinh nghiệm chữa bệnh của cộng đồng gồm 54 dân tộc Việt Nam, kinh nghiệm sử dụng các nguồn dược liệu phong phú của đất nước trong vùng nhiệt đới tạo thành một nền y học truyền thống.
Trong mỗi hệ thống giải phẫu sinh lý, sẽ có nhiều cơ quan bộ phận hợp thành. Chắc hẳn phải có con đường nào đó liên kết chúng lại với nhau và liên kết các hệ thống khác nữa, cũng phải có con đường và cửa ngõ giao lưu với bên ngoài, đó gọi là hệ kinh huyệt. Trong bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu về Huyệt Trung Phong và những tác dụng của huyệt này.
Huyệt Trung Phong
Huyệt Trung Phong có tên Hán Việt khác Huyền Tuyền. Là huyệt đạo thứ 4 thuộc Can Kinh có xuất xứ Thiên “Bản Du” (LKhu2). Đặc biệt Huyệt Trung Phong là Kinh huyệt, thuộc hành Kim. Mô tả vị trí Huyệt Trung Phong:
- Vị trí xưa: Ngày xưa, Huyệt Trung Phong được mô ta trước mắt cá trong chân, cách 1 tấc (Giáp, Đồng, Phát, Đại).
- Vị trí nay: Ngày nay được miêu tả kỹ hơn qua cách vểnh bàn chân lên xuống để lộ rõ gân cơ, lúc này huyệt ở bờ trước dưới mắt cá chân trong 1 tấc. Ở giữa hai huyệt đó là huyệt Giải Khê (Vị) và Thương Khưu (Tỳ).
Giải phẫu và thần kinh của Huyệt Trung Phong:
- Dưới huyệt là bờ trong của gân cơ chày trước, khe khớp của xương sên và xương gót.
- Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh chày trước.
- Da của vùng huyệt được chi phối bởi nhóm tiết đoạn thần kinh L5.
Tác dụng của Huyệt Trung Phong đối với sức khỏe
Tác dụng và hiệu năng của Huyệt Trung Phong là Sơ Can, Thông lạc. Sơ Can có nghĩa là sơ tiết, điều tiết tạng Can (gan), bao gồm chủ yếu qua 4 phương tiện như điều hòa hoạt động tình chí, điều hòa hoạt động của Tỳ vị, điều tiết quá trình lưu thông của huyết dịch trong kinh mạch và điều tiết kinh nguyệt ở phụ nữ. Thông lạc có nghĩa là thông Kinh Lạc, Kinh Lạc là đường vận chuyển khí huyết và cũng chính là nơi để khí âm dương giao thoa, kết nối các tạng phủ với bề mặt cơ thể con người do đó thông Kinh Lạc hay còn gọi là thông lạc có một vai trò rất quan trọng đối với việc đảm bảo duy trì mạng sống và vận hành bình thường của huyết lạc, khí lạc, mệnh lạc, khí huyết,…
Tác dụng trị bệnh:
- Tại chỗ: Trị các bệnh có, thuộc tổ chứng mềm quanh khớp chân.
- Theo Kinh mạch: Trị các bệnh như viêm gan, bí tiểu, đau dương vật, thoát vị, đau bụng dưới.
- Toàn thân: Di tinh.
Tác dụng trên lâm sàng:
- Kinh nghiệm tiền nhân: Phối hợp với Thái Xung trị bệnh đau chân đi khó. Phối hợp với Hành Gian trị bệnh tiểu đau, tiểu buốt. Phối hợp với Tứ Mãn trị bệnh cổ trướng báng bụng.
- Kinh nghiệm hiện nay: Phối hợp với huyệt Hộp Cốc, Khúc Trì trị bệnh viêm gan vàng da. Phối hợp với huyệt Can Du, Ế Minh trị bệnh viêm gan do siêu vi.
Tìm hiểu thêm: Trong quy trình dưỡng da hàng ngày sau bước toner là gì?
Phương pháp châm cứu trên Huyệt Trung Phong
Châm là dùng kim châm vào Huyệt nhằm mục đích phòng – trị bệnh, phục hồi và bồi dưỡng nâng cao sức khỏe. Kim có thể được làm bằng nhiều kim loại khác nhau như bạc, vàng, sắt mạ không rỉ,… và có nhiều kích thước to, nhỏ, dài ngắn khác nhau. Ngoài châm bằng kim, ngày nay còn nhiều phương pháp châm khác như kích thích điện tại huyệt, tác động lên huyệt bằng laser, bấm huyệt, tác động liên tục bằng phương pháp mới như cấy chỉ,…
Còn cứu là dùng nhiệt và hơi của thảo dược thông kinh hoạt lạc được đốt cháy để tác động lên huyệt. Cao cứu có: Ngải cứu, Đỗ trọng, Xuyên khung, Ngũ gia bì, Nhục quế ngâm trong cồn 70 độ. Cũng sẽ có rất nhiều cách cứu như: cứu trực tiếp, cứu cách gừng, cứu cách tỏi, cứu giáng tiếp bằng điếu ngải, đặt vật nóng lên huyệt, sấy ấm huyệt bằng cao cứu, đèn hồng ngoại, súng hồng ngoại.
Mục đích chính của châm cứu trị liệu dựa trên cơ sở chẩn đoán có:
- Bồi dưỡng nguyên khí (khí nguyên âm, khí nguyên dương).
- Điều chỉnh lại ngũ hành (đặc biệt là hành Hỏa và Hành Thủy) của kinh bệnh: Hư thì bổ, thực thì tả.
- Điều trị thêm cục bộ các chứng và bệnh.
Tóm lại châm cứu là phương pháp giúp phòng bệnh, điều trị, phục hồi và bồi dưỡng nâng cao sức khỏe. Phương pháp châm cứu trên Huyệt Trung Phong là:
- Châm: Châm xiên, sâu 0,5 – 1 tấc, tại chổ có cảm giác căng tức.
- Cứu: Nên cứu tầm 3 – 5 lửa (tráng).
- Ôn cứu: Ôn cứu 5 – 15 phút.
>>>>>Xem thêm: Bổ sung DHA cho trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi như thế nào?
Huyệt là nơi tụ tập khí huyết của tạng phủ kinh lạc, hay nói khác hơn là tập trung cơ năng hoạt động của mỗi một tạng phủ kinh lạc nằm ở một vị trí cố định nào đó trên cơ thể con người, qua kích thích châm cứu có thể làm những vị trí khác hay bộ phận của một tạng nào đó có sự phản ứng và đạt được hiệu quả trong lúc điều trị. Qua bài viết trên, hi vọng bạn có thể nắm được sơ lược về Huyệt Trung Phong và một số khái niệm, vai trò của châm cứu huyệt đối với sức khỏe.
Xem thêm: Huyệt hiệp khê nằm ở vị trí nào? Các cách tác động lên huyệt hiệp khê
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm