Phải làm thế nào để có thể vượt qua nỗi đau mất người thân?

Mất người thân là nỗi đau không thể diễn tả thành lời và không ai muốn phải trải qua. Đôi khi, nỗi đau này sẽ để lại trong lòng của chúng ta một vết thương rất lớn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần phải tiếp tục sống tiếp. Vậy, phải làm thế nào để có thể vượt qua nỗi đau mất đi người thân?

Bạn đang đọc: Phải làm thế nào để có thể vượt qua nỗi đau mất người thân?

Sau khi mất đi người thân, nỗi đau sẽ còn hiện diện ở đó vài tháng thậm chí là vài năm. Nếu không có cách giúp bản thân hồi phục sau những mất mát này, bạn rất dễ chán nản, tâm lý tiêu cực và thậm chí là trầm cảm khiến cho chất lượng cuộc sống đi xuống. Dưới đây sẽ là một vài cách đơn giản, giúp bạn có thể vơi đi phần nào nỗi đau mất người thân.

Diễn biến tâm trạng sau khi bị mất người thân

Sau khi mất đi người thân, tâm trạng của bạn có thể trải qua 5 giai đoạn, 5 giai đoạn này đã được nghiên cứu và chứng minh bởi nhà tâm lý học Kubler Ross dựa trên những bệnh nhân của ông, cụ thể 5 giai đoạn tâm lý này bao gồm:

  • Chối bỏ: Ban đầu khi mất đi người thân, bạn thường có xu hướng chối bỏ sự thật và không thể chấp nhận được sự thật này, bạn thường bị sốc, cảm giác mọi thứ như chết lặng, bạn dễ trở nên thờ ơ với tất cả mọi thứ xung quanh. Bạn sẽ dành phần lớn thời gian của mình để gặm nhấm nỗi đau, ngược lại, một số người có thể làm mình trở nên bận rộn hơn bình thường để không phải nghĩ về nỗi đau bị mất đi người thân.
  • Giận dữ: Ở giai đoạn thứ 2, bạn có thể trở nên giận dữ và mất kiểm soát. Bạn có thể trút hết nỗi buồn, sự tức giận của mình lên những người thân xung quanh như bạn bè, vợ chồng, người yêu, anh chị em hoặc chính bản thân bạn. Hành động này giống như một hành động đổ lỗi lên người khác để giảm cảm giác đau thương. Tuy nhiên, đau thương sẽ trở lại khi việc đổ lỗi dần qua đi.
  • Hứa hẹn: Bạn sẽ có xu hướng hứa hẹn với bản thân hoặc người đã mất sẽ sống tốt hơn hoặc thay đổi bản thân để trở nên tốt đẹp hơn. Đây được xem như là nỗ lực đầu tiên bạn cố gắng thực hiện để giữ tâm lý bình tĩnh trước nỗi đau mất mát.
  • Buồn bã: Ở giai đoạn tiếp theo, dù đã cố gắng lạc quan nhưng sự thật rằng người thân của bạn đã không còn vẫn khiến bạn đau buồn. Dần dần bạn có thể trở nên thờ ơ, sống cô lập với mọi người, ngủ hoặc ăn quá nhiều hoặc quá ít, stress.
  • Chấp nhận: Giai đoạn cuối cùng, bạn sẽ bắt đầu chấp nhận sự thật. Người thân của bạn không còn nữa nhưng bạn vẫn phải tiếp tục sống. Lúc này, so với những giai đoạn đầu, nội tâm của bạn đã có phần bình yên hơn, những ký ức ở bên trong bạn vẫn ùa về nhưng cảm giác đã dễ chịu hơn rất nhiều và bạn tiếp tục sống, tìm kiếm các mối quan hệ mới.

Tất cả chúng ta ít nhiều đều sẽ trải qua nỗi đau mất mát người thân và thật sự thì đây là điều không thể tránh khỏi. Vì thế, hãy mạnh mẽ đón nhận nỗi buồn, đối mặt với nỗi buồn và coi chúng như một phần thiết yếu của cuộc sống.

Phải làm thế nào để có thể vượt qua nỗi đau mất người thân?1

Tâm trạng của chúng ta thường trải qua 5 giai đoạn sau khi mất người thân

Cách để vượt qua nỗi đau mất người thân

Cảm giác đau buồn sau khi mất đi người thân có thể kéo dài rất lâu, nếu cứ để bản thân bị cảm xúc tiêu cực chi phối thì bạn rất dễ mắc các chứng bệnh tâm lý nghiêm trọng như trầm cảm, rối loạn lo âu. Để có thể vượt qua nỗi đau mất người thân, bạn có thể áp dụng một vài cách như sau:

  • Không nên tự cô lập mình mà hãy giãi bày, tâm sự với những người thân trong gia đình, bạn bè. Việc này sẽ giúp cảm giác đau buồn trong bạn có thể vơi đi phần nào.
  • Đăng ký tham gia các hoạt động thể chất, thiền định, yoga hoặc làm một điều gì đó mới mẻ, điều mà trước đây bạn chưa từng làm như đi xem ca nhạc, vẽ tranh, đọc sách, đi xe đạp,… những hoạt động này sẽ giúp bạn có thể thư giãn và vui vẻ hơn.
  • Duy trì nếp sống lành mạnh, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, điều độ, thường xuyên luyện tập thể dục và gặp gỡ bạn bè.
  • Hãy tha thứ cho bản thân về những gì bạn chưa làm được hoặc những lỗi lầm bạn đã gây ra cho người đã khuất.
  • Tìm một hướng đi, mục tiêu mới cho bản thân.
  • Không sử dụng hoặc lạm dụng rượu bia, các chất kích thích, các chất gây nghiện để quên đi nỗi buồn. Chúng sẽ chỉ làm cuộc sống của bạn thêm tồi tệ hơn thậm chí là mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim mạch, ung thư,…

Có rất nhiều cách khác nhau có thể giúp cho bạn nguôi ngoai nỗi đau mất người thân. Điều quan trọng là bạn luôn cần phải suy nghĩ lạc quan, tích cực và sống thật tốt để không khiến những người thân, bạn bè xung quanh phải đau lòng.

Tìm hiểu thêm: Nước tẩy trang micellar là gì và có ưu điểm gì?

Phải làm thế nào để có thể vượt qua nỗi đau mất người thân?2
Đừng chìm đắm trong nỗi buồn mà hãy tham gia những hoạt động mới

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Thời gian sẽ làm dịu mọi vết thương trong tâm hồn bạn, tuy nhiên, nếu cảm giác đau buồn vẫn luôn hiện hữu một cách mạnh mẽ, vượt quá khả năng chịu đựng thì bạn nên đi gặp bác sĩ tâm lý. Cụ thể hơn:

  • Bạn gặp vấn đề hoặc khó có thể thực hiện các hoạt động hàng ngày một cách bình thường.
  • Cảm giác đánh mất đi mục đích sống, động lực sống thậm chí là không thể tiếp tục sống dù có làm cách nào cũng không thể cải thiện.
  • Luôn thu mình, không còn muốn hòa nhập với xã hội.
  • Tâm trạng luôn đi xuống, luôn suy nghĩ tiêu cực, chán nản, suy nhược thần kinh.

Nếu nhận thấy mình có những dấu hiệu này, bạn hãy đi thăm khám tâm lý để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng và có những phương pháp can thiệp phù hợp. Tránh để tâm trạng đau buồn, u uất lâu ngày gây nên những căn bệnh tâm lý phức tạp.

Phải làm thế nào để có thể vượt qua nỗi đau mất người thân?3

>>>>>Xem thêm: Tới tháng ăn kem được không? Những điều cần biết về chế độ ăn uống khi “đèn đỏ”

Hãy tìm đến bác sĩ tâm lý khi cần thiết

Người đã mất rất có thể đang hy vọng bạn sẽ sống tiếp một cách thật hạnh phúc. Chính vì thế, đừng để bản thân chìm đắm vào nỗi buồn quá lâu mà quên đi cả những người xung quanh. Hãy cố gắng suy nghĩ một cách tích cực và hòa nhập với cuộc sống bởi dẫu có thế nào thì bạn vẫn cần phải sống tiếp và sống thật tốt, không nên để nỗi buồn làm trì hoãn những việc có ý nghĩa khác.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Tâm lýHỗ trợ tâm lý

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *