Bệnh viện Bình Dân được thành lập từ lâu đời và được xem là cái nôi của ngành Ngoại thần kinh tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác ở phía Nam. Nhiều người dân khi đi khám tại đây thường cảm thấy bối rối bởi những yêu cầu cũng như quy trình khám của bệnh viện. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về Bệnh viện Bình Dân và những điều cần biết.
Bạn đang đọc: Những điều cần biết về bệnh viện Bình Dân
Khi nhắc đến khoa Ngoại thần kinh và là nơi được nhiều người dân tin tưởng lựa chọn là nơi khám chữa bệnh uy tín thì không thể không nhắc đến Bệnh viện Bình Dân. Nhiều người dân có ý định khám bệnh tại đây thường tỏ ra bối rối khi không nắm được quy trình khám bệnh, thời gian làm việc hay nhiều thông tin cần thiết về bệnh viện. Mời bạn cùng tìm hiểu về Bệnh viện Bình Dân qua bài viết bên dưới để giải đáp những thắc mắc cũng như nắm được thông tin cơ bản của bệnh viện.
Tổng quan về Bệnh viện Bình Dân
Bệnh viện Bình Dân được thành lập từ năm 1954, là bệnh viện tuyến trung ương, chuyên khoa hạng I. Đồng thời là cái nôi của ngành Ngoại khoa tại thành phố Hồ Chí Minh và toàn khu vực phía Nam. Bệnh viện Bình Dân Bệnh viện có đội ngũ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, y bác sĩ có chuyên môn cao ở nhiều lĩnh vực chuyên sâu. Bệnh viện được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại với độ chính xác cao, giúp đảm bảo về kết quả chẩn đoán bệnh.
Nhiều người dân thắc mắc, Bệnh viện Bình Dân chuyên khoa gì? Bệnh viện có khám chữa bệnh và điều trị với nhiều chuyên khoa khác nhau, trong đó nổi tiếng nhất là phẫu thuật tổng quát, niệu khoa và nam khoa. Được trang bị 790 giường bệnh, hàng năm bệnh viện thực hiện lên đến hơn 10.000 ca phẫu thuật tổng quát và 13.000 ca phẫu thuật về niệu khoa. Bên cạnh đó, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị nội trú lên đến gần 400.000 người mỗi năm.
Bệnh viện Bình Dân địa chỉ tại số 371 Điện Biên Phủ, phường 4, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra bệnh viện còn có khu kỹ thuật cao tại số 326 – 328 Điện Biên Phủ, phường 11, quận 10, TP. Hồ Chí Minh. Số tổng đài bệnh viện trực 24/24 là (028) 3839 4747, để đặt lịch khám người bệnh có thể liên hệ qua số điện thoại (028) 6686 1276.
Thời gian làm việc của bệnh viện ra sao? Bệnh viện Bình Dân có làm chủ nhật không? Là những câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Bệnh viện tiếp nhận cấp cứu 24/24 và thời gian làm việc của bệnh viện sẽ khác nhau tại hai cơ sở:
Thời gian làm việc tại trụ sở chính:
- Từ thứ 2 đến thứ 6: Buổi sáng từ 6 giờ 30 – 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ – 16 giờ.
- Khám ngoài giờ (thứ 2 đến thứ 6): Từ 16 giờ – 18 giờ.
- Khám ngoài giờ (thứ 7 và ngày lễ): Từ 7 giờ – 11 giờ 30.
Thời gian làm việc tại Khu kỹ thuật cao:
- Từ thứ 2 đến thứ 6: Buổi sáng 6 giờ 30 – 11 giờ 10, buổi chiều 13 giờ – 16 giờ.
- Khám Nam khoa ngoài giờ vào thứ 7: Từ 7 giờ – 11 giờ 30.
Vào năm 2016, Bệnh viện Bình Dân đã triển khai phẫu thuật nội soi ứng dụng robot đầu tiên tại Việt Nam. Bệnh viện được đánh giá cao về khả năng khám chữa bệnh và điều trị nhiều bệnh chuyên sâu.
Các chuyên khoa tại Bệnh viện Bình Dân
Bệnh viện Bình Dân có tổng cộng 16 chuyên khoa với nhiều dịch vụ khám chữa bệnh khác nhau.
Ngoại tiết niệu: Khoa này chuyên điều trị về sỏi niệu, bướu niệu, dị tật về đường tiết niệu hoặc viêm niệu đạo. Khoa ngoại tiết niệu sử dụng nhiều phương pháp chữa bệnh hiện đại khác nhau tùy từng trường hợp như nội soi tán sỏi bằng laser, nội soi tán sỏi qua da, phẫu thuật nội soi cắt các loại bướm tiết niệu, phẫu thuật nội soi lấy sỏi…
Nội soi niệu: Tại khoa cung cấp nhiều dịch vụ nội soi niệu đạo, bàng quang hay nội soi tán sỏi niệu quản, bàng quang, sỏi thận bằng laser với máy nội soi mềm hay cắt đốt nội soi bướm bằng dao điện đơn cực, lưỡng cực, laser, xẻ hẹp khúc nối niệu quản bể thận bằng tia laser chuyên biệt…
Nội khoa: Nội khoa giúp chăm sóc, điều trị, đọc kết quả siêu âm tim hay ECG cho tất cả bệnh nhân khám nội khoa.
Tim mạch can thiệp – Can thiệp nội mạch: Đây là chuyên khoa can thiệp nhiều bệnh lý về tim như tắc nghẽn động mạch cảnh, bít liên nhĩ hay hẹp động mạch chủ…
Ngoại tiêu hoá: Tiến hành nhiều cuộc phẫu thuật nội soi để điều trị thoát vị bẹn hay phẫu thuật thực quản dạ dày, phẫu thuật đại tràng, cắt trĩ theo phương pháp Longo…
Ngoại lồng ngực mạch máu: Áp dụng phẫu thuật nội soi để cắt tuyến giáp, cắt thuỳ phổi hoặc điều trị trung thất, điều trị tăng tiết mồ hôi, chữa phình hoặc hẹp các động mạch, đặt stent…
Ung bướu: Chăm sóc bệnh nhân ung thư, hội chẩn điều trị đa chuyên khoa và thực hiện các cuộc hoá trị trước khi mổ.
Ngoại gan mật: Thực hiện phẫu thuật nội soi, thực hiện các thủ thuật hoặc phẫu thuật yêu cầu kỹ thuật cao như nội soi lấy sỏi đường mật xuyên gan qua da, tán sỏi đường mật bằng điện thuỷ lực…
Lọc máu – Nội thận: Điều trị nội khoa, thực hiện lọc máu và những thủ thuật sinh thiết thận hỗ trợ chẩn đoán bệnh hoặc mổ tạo thông nối tĩnh mạch, mổ đặt catheter Tenckhoff.
Tìm hiểu thêm: Phương pháp để khắc phục và giảm mỡ bắp chân cấp tốc
Nội soi tiêu hoá: Nội soi để phát hiện bệnh lý như ung thư dạ dày, ung thư đại tràng,… Ngoài ra khoa còn thực hiện dịch vụ đặt stent điều trị hẹp ống mật, hẹp thực quản,…
Phẫu thuật tạo hình – thẩm mỹ: Cung cấp nhiều dịch vụ phổ biến như sửa mũi, độn cằm, căng da, hút mỡ,… Bên cạnh đó còn điều trị sẹo, khiếm khuyết trên cơ thể như hở hàm ếch, u da, dị dạng vùng mặt,…
Chẩn đoán hình ảnh: Tiến hành chụp X-quang hay siêu âm tại chuyên khoa để điều trị các bệnh lý.
Nội soi tiêu hóa: Thường nội soi để tầm soát, phát hiện sớm các vấn đề như ung thư, ERCP cắt cơ vòng Oddi lấy sỏi, đặt stent điều trị hẹp thực quản,…
Giải phẫu bệnh: Khoa có sử dụng kỹ thuật tế bào học hay sinh thiết lạnh trong điều trị dịch màng bụng, dịch màng phổi hay dịch rửa phế quản,…
Xét nghiệm: Đảm bảo cung cấp kết quả xét nghiệm một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Nam khoa: Bệnh viện Bình Dân có khám phụ khoa không? Bệnh viện chỉ cung cấp những dịch vụ chữa các bệnh ở nam giới như: Rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, rối loạn chức năng sinh dục nam,… Ngoài ra, tại khoa còn nhận tạo hình cơ quan sinh dục, làm tinh dịch đồ cũng như cấp cứu gãy dương vật hay xoắn dây tinh.
Quy trình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bình Dân
Bệnh viện có cung cấp hai dịch vụ khám chữa bệnh đó là có bảo hiểm y tế và không có bảo hiểm y tế. Quy trình của hai dịch vụ này sẽ có một chút khác biệt.
Quy trình khám bệnh có thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT)
Cách bước khám bệnh có thẻ BHYT như sau:
- Bước 1: Đăng ký thông tin khám bệnh tại quầy theo hướng dẫn, trình thẻ bảo hiểm y tế cho khoa khám bệnh, nhận sổ khám bệnh, lấy số thứ tự khám bệnh.
- Bước 2: Bệnh nhân đến khám bệnh để được bác sĩ chỉ định những xét nghiệm cần thiết. Bệnh nhân tiến hành các xét nghiệm và đưa kết quả về phòng khám ban đầu.
- Bước 3: Khoa khám bệnh sẽ nhận kết quả, sau đó bác sĩ kê đơn xuất viện hoặc hội chẩn nhập viện.
- Bước 4: Nếu bệnh nhân được kê đơn thuốc và cho ra về thì đến quầy thu ngân để thanh toán chi phí phát sinh và nhận thuốc tại khoa Dược. Nếu bệnh nhân được yêu cầu nhập viện thì tiến hành thủ tập nhập viện được hướng dẫn.
>>>>>Xem thêm: Làm gì khi độ mờ da gáy cao nhưng chọc ối bình thường?
Quy trình khám bệnh không có Bảo hiểm y tế (BHYT)
Cách bước khám bệnh không có thẻ BHYT như sau:
- Bước 1: Đăng ký thông tin theo hướng dẫn, nộp phí khám bệnh và nhận sổ khám bệnh.
- Bước 2: Lấy số thứ tự khám bệnh và phòng khám chuyên khoa.
- Bước 3: Bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra chỉ định các xét nghiệm cần thiết.
- Bước 4: Bệnh nhân đến quầy thu ngân để đóng phí và thực hiện các xét nghiệm.
- Bước 5: Trở lại phòng khám ban đầu để được nghe bác sĩ thông báo kết quả và kê đơn thuốc cho ra về hoặc yêu cầu nhập viện.
- Bước 5: Nếu bệnh nhân được cho ra về thì đến quầy thuốc để mua thuốc. Còn nếu bệnh nhân được yêu cầu nhập viện thì cần tiến hành các thủ tục theo yêu cầu.
Vừa rồi là những thông tin về Bệnh viện Bình Dân và những điều cần biết. Hy vọng bạn đọc đã có thêm những kiến thức cần thiết về bệnh viện, quy trình khám chữa bệnh cũng như chọn đúng chuyên khoa phù hợp để đi khám.
Chủ đề:Tìm bệnh việnKhám sức khỏeSức khỏe tổng quátChẩn đoán bệnh
Các bài viết liên quan
-
Hội chứng Pica: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị hiệu quả
-
Các phương pháp chẩn đoán huyết thanh
-
Nhiễm trùng TORCH là gì? Những thông tin cần biết
-
Mất vị giác là như thế nào? Cách khắc phục khi bị mất vị giác
-
Bạch cầu thấp có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa và điều trị bạch cầu thấp
-
Xét nghiệm RT PCR là gì? Đối tượng nào cần thực hiện xét nghiệm?
-
Cách tự chăm sóc giữ gìn sức khỏe mỗi ngày
-
Khám sức khỏe doanh nghiệp gồm những gì?
-
Tìm hiểu IVD là gì? Phân loại các dạng IVD phổ biến mà bạn cần biết
-
Góc sức khỏe: Những điều cần biết về chỉ số xét nghiệm marker ung thư