Mấy tuần có phôi thai? Làm gì để phôi thai phát triển khỏe mạnh?

Mấy tuần có phôi thai? Làm gì để phôi thai phát triển khỏe mạnh?

Các bà mẹ luôn quan tâm đến quá trình phát triển của thai nhi. Khi đang bắt đầu bước vào thai kỳ, người mẹ luôn muốn tìm hiểu phôi thai là gì và xuất hiện từ lúc nào. Để giải đáp cho thắc mắc này, chị em cần tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của phôi thai, nhất là mấy tuần có phôi thai.

Bạn đang đọc: Mấy tuần có phôi thai? Làm gì để phôi thai phát triển khỏe mạnh?

Giai đoạn hình thành phôi thai là cột mốc quan trọng của sự hình thành cơ thể của thai nhi. Để biết mấy tuần có phôi thai, bạn hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu tất cả thông tin cần thiết về sự hình thành và phát triển của phôi thai.

Phôi thai là gì?

Phôi thai được hình thành ở giai đoạn gần như sơ khai nhất của quá trình mang thai. Trước đó phôi thai là một hợp tử do sự kết hợp giữa noãn (trứng) và tinh trùng. Hợp tử tiếp tục phân chia tế bào liên tục mới hình thành nên phôi. Ở người, hợp tử sẽ bắt đầu lần phân bào đầu tiên cách khoảng 24 – 26 giờ sau khi thụ tinh để tạo ra phôi có hai phôi bào.

Chỉ có 300 – 500 tinh trùng trong số 200 – 300 triệu tinh trùng được phóng vào âm đạo khi giao hợp tới nơi thụ tinh và chỉ có một tinh trùng lọt được vào bào tương noãn, kích hoạt noãn và dẫn đến hàng loạt hiện tượng sinh học xảy ra bên trong noãn.

Mấy tuần có phôi thai? Làm gì để phôi thai phát triển khỏe mạnh?

Phôi thai được hình thành ở giai đoạn gần như sơ khai nhất của quá trình mang thai

Cá thể mới được tạo ra nhờ sự thụ tinh mang đặc tính di truyền của cả bố và mẹ. Các giai đoạn phát triển của cá thể người gồm thụ tinh, phân chia phôi, phôi dâu, phôi nang, phôi vị, phôi thần kinh và tạo cơ quan. Trong quá trình phát triển, phôi từ ống dẫn trứng sẽ di chuyển dần vào buồng tử cung của người phụ nữ.

Mấy tuần có phôi thai?

Vào giai đoạn đầu mang thai, mẹ bầu thường muốn biết mấy tuần có phôi thai để đi khám và siêu âm.

Phôi thai thường bắt đầu làm tổ ở đáy tử cung vào khoảng ngày thứ 6 sau khi thụ tinh, tương ứng với ngày thứ 21 của chu kỳ kinh nguyệt. Lúc này phôi sẽ ở giai đoạn phôi nang.

Trường hợp bất thường xảy ra là khi phôi làm tổ ở gần lỗ trong của ống cổ tử cung hay làm tổ ở ngoài tử cung tạo ra thai ngoài tử cung hoặc ở bất kỳ vị trí nào ở trong ổ bụng, trên mặt buồng trứng hay trong vòi trứng. Vị trí phôi thường làm tổ nhất trong ổ bụng là túi cùng tử cung trực tràng.

Hiếm khi phôi làm tổ không đúng chỗ mà có thể phát triển bình thường, phôi thường bị chết và người mẹ có thể bị xuất huyết nghiêm trọng. Có thai ở vòi trứng là thường gặp nhất trong trường hợp thai ngoài tử cung. Vòi trứng sẽ bị vỡ trong khoảng tháng thứ 2 của thời kỳ phôi, khiến người mẹ bị xuất huyết và có thể gây tử vong.

Thông thường, khi siêu âm đầu dò vào khoảng tuần thứ 5 – 6, ta sẽ quan sát được hình ảnh phôi thai. Có một số trường hợp siêu âm vẫn có túi thai nhưng lại không có phôi thai gọi là thai trứng trống.

Mấy tuần có phôi thai? Làm gì để phôi thai phát triển khỏe mạnh?

“Mấy tuần có phôi thai?” là thắc mắc của nhiều chị em khi siêu âm thai vào những tuần đầu

Quá trình phát triển của phôi thai

Với trường hợp chu kỳ kinh đều 28 ngày, thường vào ngày 14 của chu kỳ kinh, từ buồng trứng của người phụ nữ sẽ có một noãn (trứng) rụng. Loa vòi trứng hứng lấy noãn và noãn rơi vào lòng của vòi trứng, sau đó vận chuyển về phía tử cung. Nếu gặp tinh trùng trên đường vận chuyển, noãn sẽ thụ tinh tạo thành hợp tử, sau đó hợp tử bắt đầu phân chia tế bào một cách liên tục và di chuyển dần về phía tử cung để làm tổ.

Hợp tử sẽ chứa bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) gồm 23 nhiễm sắc thể từ cha và 23 nhiễm sắc thể từ mẹ. Bộ nhiễm sắc thể sẽ quyết định đặc tính di truyền và giới tính của em bé. Phôi tiến dần vào buồng tử cung, thoát màng và chuẩn bị cho việc làm tổ.

Phôi sẽ có sự thay đổi rõ rệt về hình dạng khi đã chuyển vào buồng tử cung, giai đoạn này gọi là phôi nang. Phôi nang bao gồm hai phần: Khối các tế bào trong (inner cell mass) là phần chính có nhiệm vụ phát triển thành thai nhi sau này và các tế bào lá nuôi (trophectoderm) là phần chính sẽ phát triển thành nhau thai, chịu trách nhiệm cung cấp dinh dưỡng cho thai. Phôi sẽ thoát màng cuối ngày thứ 5 để bám vào tử cung. Nếu phôi làm tổ thành công sẽ phát triển thành thai nhi.

Phôi làm tổ như thế nào?

Thông thường, phôi thai sẽ di chuyển qua con đường ống dẫn trứng để vào buồng tử cung và cấy xuống lớp niêm mạc tử cung để làm tổ sau khi thụ thai vào khoảng ngày 10 – 14. Hiện tượng xuất huyết có thể xảy ra trong quá trình phôi làm tổ do một số ít mao mạch nhỏ bị phá vỡ. Chị em có thể thấy tình trạng ra huyết âm đạo một ít, nhỏ giọt, có màu hồng nhạt hoặc nâu đen và kéo dài khoảng 1 – 2 ngày.

Tìm hiểu thêm: Tham khảo cách trị bướu máu tại nhà cho trẻ

Mấy tuần có phôi thai? Làm gì để phôi thai phát triển khỏe mạnh?
Phôi thai qua ống dẫn trứng, vào buồng tử cung, cấy xuống lớp niêm mạc tử cung để làm tổ

Nhiều chị em nhầm lẫn ngày hành kinh với tình trạng xuất huyết khi phôi làm tổ do tình trạng ra huyết do phôi làm tổ thường gần với ngày hành kinh bình thường của người phụ nữ. Tuy nhiên, nếu đi kèm tình trạng xuất huyết ít là các dấu hiệu sớm của thai kỳ như:

  • Cảm thấy căng, đau vú hoặc núm vú;
  • Có cảm giác khó chịu ở bụng;
  • Buồn nôn hoặc nôn;
  • Thèm ăn dữ dội hoặc không muốn ăn (chán ăn);
  • Mệt mỏi;
  • Tâm trạng thay đổi;
  • Đi tiểu nhiều hơn.

Tuy nhiên, các triệu chứng trên không phải đều xuất hiện ở tất cả trường hợp phụ nữ mang thai. Tốt nhất, chị em có thể đến bệnh viện để làm xét nghiệm, siêu âm để biết chính xác nhất tình trạng của mình.

Để phôi thai phát triển khỏe mạnh cần lưu ý gì?

Không chỉ băn khoăn mấy tuần có phôi thai, các chị em luôn quan tâm làm sao để phôi thai phát triển khỏe mạnh trong tử cung và có được một thai kỳ suôn sẻ. Vào thời điểm phát hiện đã mang thai, chị em nên chú ý hơn về chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt hàng ngày như:

  • Cần chú ý chế độ quân bình dinh dưỡng, ăn quá nhiều là không cần thiết mà cần bổ sung đủ các dưỡng chất quan trọng cho bà bầu như axit folic (giúp ngăn ngừa tình trạng dị tật ống thần kinh), sắt (giúp bổ sung máu) cùng các vitamin và khoáng chất.
  • Tránh rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích, hạn chế ăn các thực phẩm có gia vị cay nóng, thức ăn còn sống.
  • Không ăn quá nhiều các loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá ngừ, cá thu, cá kiếm,… vì thủy ngân sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.
  • Ngủ đủ giấc và có chất lượng giấc ngủ tốt.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, tránh căng thẳng và giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan.
  • Luyện tập thể dục nhẹ nhàng.

Mấy tuần có phôi thai? Làm gì để phôi thai phát triển khỏe mạnh?

>>>>>Xem thêm: Nấm mồng gà: Đặc điểm, tác dụng và cách chế biến

Cần bổ sung đủ các dưỡng chất quan trọng cho bà bầu

Bên cạnh việc quan tâm mấy tuần có phôi thai, mẹ nên theo dõi sức khỏe thường xuyên trong giai đoạn đầu của thai kỳ để đảm bảo quá trình mang thai suôn sẻ. Quan trọng là mẹ nên giữ tâm lý ổn định, sẵn sàng cho một hành trình làm mẹ ở phía trước.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *