“Thai 38 tuần nặng bao nhiêu?” là câu hỏi được hầu hết mẹ bầu ở tuần thai này quan tâm. Bởi thời điểm từ 38 tuần trở đi, mẹ bầu có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào. Do đó, sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi đều cần được đáp ứng tốt nhất để sẵn sàng chờ đón điều kỳ diệu sắp diễn ra.
Bạn đang đọc: Giải đáp: Thai 38 tuần nặng bao nhiêu là đúng chuẩn?
Tuần thai thứ 38, gần như bé yêu trong bụng mẹ đã phát triển toàn diện. Lúc này, mẹ bầu luôn trong trạng thái chuẩn bị sẵn sàng để chờ đón bé yêu chào đời. Tuân thủ lịch khám thai cùng những hướng dẫn (nếu có) của bác sĩ để đảm bảo thai kỳ được khỏe mạnh cũng như quá trình chuyển dạ được suôn sẻ, an toàn.
Thai 38 tuần nặng bao nhiêu?
Khi mang thai, các bà mẹ tương lai đều háo hức mong đợi từng cột mốc phát triển của con mình, đặc biệt là trong những tuần cuối thai kỳ. Dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý trở thành điều tối quan trọng, đảm bảo em bé chào đời được khỏe mạnh, an toàn.
Thai 38 tuần nặng bao nhiêu có lẽ là thắc mắc được nhiều mẹ bầu quan tâm vì chỉ một thời gian ngắn nữa thôi là bé yêu sẽ chào đời. Theo bác sĩ chuyên khoa, ở tuần thứ 38, thai nhi trung bình nặng khoảng 3083 gram và dài khoảng 50 cm. Tuy nhiên, lưu ý các mẹ bầu đây chỉ là con số tiêu chuẩn tham khảo, nếu thai nhi có chênh lệch đôi chút về kích thước lẫn trọng lượng so với mức này cũng là điều hoàn toàn bình thường và không gây lo ngại.
Ngoài việc biết được thai 38 tuần nặng bao nhiêu, dài bao nhiêu thì thai nhi 38 tuần còn có nhiều điều kỳ diệu hơn mà chắc hẳn mẹ bầu nào cũng muốn biết:
Xuất hiện phản xạ nắm bắt
Thông qua sóng siêu âm, mẹ bầu lúc này có thể chứng kiến những hành động của bé yêu trong bụng như mút và nắm.
Rụng lông tơ
Trong những tuần cuối của thai kỳ, lớp chất sáp bã nhờn bảo vệ trên da bé sẽ dần biến mất. Đồng thời, lớp lông tơ bên ngoài có tác dụng giữ ấm cho thai nhi trong tử cung cũng rụng dần, báo hiệu bé yêu chuẩn bị chào đời.
Móng chân phát triển
Mặc dù quá trình hình thành ngón chân bắt đầu sớm hơn nhiều nhưng tuần thứ 38 móng chân của em bé mới phát triển nhanh chóng, đánh dấu một cột mốc quan trọng khác trong sự phát triển của thai nhi.
Sự trưởng thành của phổi
Trong khi hầu hết các cơ quan đã phát triển đầy đủ thì phổi vẫn tiếp tục hoàn thiện và phát triển. Các chất hoạt động bề mặt sẽ tăng lên. Đây là những chất có nhiệm vụ quan trọng giữ cho các túi khí trong phổi luôn phồng lên và hoạt động bình thường. Đồng thời, dây thanh âm giai đoạn này cũng hoàn thiện hơn, sẵn sàng cho tiếng khóc đầu tiên của bé khi chào đời.
Phát triển trí não và hệ thần kinh
Việc hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng là rất quan trọng vì giai đoạn này não của bé cần rất nhiều chất để có thể phát triển các rãnh sâu hơn cũng như mở rộng diện tích cho các vùng tế bào thần kinh. Bộ não bắt đầu kiểm soát các chức năng quan trọng như nhịp tim và hơi thở.
Tìm hiểu thêm: Cấy que tránh thai bị tăng cân phải làm sao? Xử lý như thế nào?
Nhu động ruột
Bắt đầu từ tuần thứ 38, bé bắt đầu nuốt nước ối, bao gồm nhiều chất khác nhau (kể cả chất sáp bã nhờn, các chất thải từ mật, ruột, lông măng, tế bào da chết). Mẹ đừng lo lắng nhé vì những chất này sẽ được thải ra ngoài một cách tự nhiên khi em bé bài tiết ra ngoài lần đầu tiên.
Sự thay đổi của cơ thể thai phụ ở tuần thứ 38
Trong hành trình mang thai, không chỉ có thai nhi trong bụng mẹ có sự thay đổi mà bản thân mẹ bầu cũng chứng kiến sự biến đổi diệu kỳ. Hay nói cách khác, sự phát triển của bé yêu sẽ song hành cùng với sự thay đổi rõ rệt trên cơ thể của mẹ bầu. Giai đoạn thai 38 tuần tuổi thì bé yêu đã lớn, cả về trọng lượng lẫn kích thước. Chính vì thế, thai sẽ gây lực ép nặng hơn lên bàng quang khiến mẹ bầu cảm thấy buồn tiểu thường xuyên trong ngày.
Mặt khác, mẹ bầu sẽ cảm thấy cơ thể thường xuyên bị mệt mỏi, đau lưng, chóng mặt, cơn co Braxton – Hicks, chảy máu/sưng nướu răng, da nổi đốm, dịch âm đạo lẫn máu, tình trạng rạn da xuất hiện chủ yếu ở đùi, mông và nhất là bụng,…
Bên cạnh đó, không loại trừ khả năng mẹ bầu còn gặp phải một số thay đổi về chỉ số nhịp tim, lượng đường huyết, huyết áp, hàm lượng Protein trong nước tiểu,…
Do đó, mẹ bầu luôn phải chú ý theo dõi mọi thay đổi trong cơ thể, tuân thủ đúng lịch khám thai định kỳ cũng như theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Bất kỳ triệu chứng bất thường nào xảy ra (nếu có), mẹ bầu phải nhanh chóng gặp bác sĩ để được hỗ trợ, xử lý kịp thời.
Những việc mẹ bầu cần chuẩn bị khi thai 38 tuần
Như đã nói bên trên, thai ở vào tuần thứ 38 là bé yêu đã gần như chuẩn bị sẵn sàng để có thể chào đời trong thời gian ngắn sắp tới. Do đó, giai đoạn này mẹ bầu phải chuẩn bị thật tốt tâm lý cho hành trình kỳ diệu sắp tới. Mặt khác, mẹ bầu cũng cần chuẩn bị một số vật dụng cần thiết để sẵn sàng đến bệnh viện khi cơ thể xuất hiện cơn chuyển dạ.
Thông thường, thai kỳ sẽ kéo dài đến 40 tuần nhưng dấu hiệu chuyển dạ có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn tùy người. Trên thực tế, dựa vào tình trạng sức khỏe từng trường hợp cụ thể (sức khỏe mẹ và bé, trường hợp thai đôi, thai ba) mà các bác sĩ sẽ chỉ định thời điểm sinh phù hợp để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
Vậy thai phụ cần chuẩn bị những gì khi thai kỳ bước vào tuần thứ 38? Một số gợi ý sau đây mẹ bầu có thể tham khảo:
- Giấy tờ tùy thân cần sử dụng khi làm thủ tục nhập viện, cụ thể là giấy chứng minh nhân dân/căn cước công dân, thẻ Bảo hiểm Y tế, sổ hộ khẩu,…
- Chi phí sinh.
- Lựa chọn tên cho em bé.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân dẫn đến cảm thấy nôn nao dù không uống rượu
Chuẩn bị đồ đi sinh:
- Những vật dụng cần thiết sẽ dùng trong những ngày tại bệnh viện cho cả mẹ và em bé vừa sinh, như quần áo, tã, giấy, khăn, mũ, dép, tất, đồ dùng cá nhân của mẹ,…
- Nhờ bác sĩ tư vấn kỹ về cách sinh em bé, bao gồm cả sinh mổ lẫn sinh thường.
- Sắp xếp với người thân để có người cùng chăm sóc khi nhập viện sinh em bé.
Tóm lại, mang thai là một hành trình đầy cảm xúc và nhiều ý nghĩa. Vào những ngày cuối của thai kỳ, mẹ bầu càng cần phải chuẩn bị thật kỹ mọi thứ để bé yêu chào đời khỏe mạnh, an toàn. Thai 38 tuần nặng bao nhiêu có lẽ là một trong những mối quan tâm hàng đầu. Hy vọng bài viết đã giúp các mẹ bầu giải đáp được những băn khoăn khi thai kỳ bước vào tuần 38. Hãy luôn nhớ khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để nếu có bất thường nào xảy ra thì bác sĩ sẽ kịp thời đưa ra phương pháp can thiệp an toàn cho cả mẹ và bé khi sinh.
Xem thêm: Thai nhi quay đầu ở tuần 30 liệu có sớm không?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm