Phần lớn phụ huynh thường đặt con ngủ trong nôi hoặc cũi trong năm đầu đời của bé. Tuy nhiên, cũng có một số phụ huynh để bé ngủ chung giường mình. Mặc dù ngủ giường đem lại nhiều lợi ích, nhưng cũng có thể dẫn đến nguy cơ bé ngã từ trên giường xuống đất, đặc biệt ở trẻ 5 tháng tuổi. Vậy trong trường hợp trẻ 5 tháng bị ngã từ giường xuống đất thì có sao không?
Bạn đang đọc: Trẻ 5 tháng bị ngã từ giường xuống đất có sao không?
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tình huống trẻ 5 tháng bị ngã từ giường xuống đất và xem xét những tác động có thể xảy ra. Đồng thời, đưa ra cách xử trí đúng đắn và các biện pháp cần thực hiện khi xảy ra tình huống này để đảm bảo sự an toàn và sức khỏe của bé. Nếu quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu ngay bạn nhé!
Nguyên nhân khiến bé 5 tháng tuổi ngã từ giường xuống đất
Trong khoảng thời gian trẻ 5 tháng tuổi, trẻ thường đã phát triển khả năng lật mình. Vì vậy, tỷ lệ trẻ ngã từ giường xuống đất cao nếu không có sự giám sát cẩn thận từ người lớn.
Mặc dù trẻ 5 tháng tuổi rơi từ giường xuống một bề mặt mềm như thảm và đang mặc quần áo thì tổn thương thường không nghiêm trọng lắm. Tuy nhiên, nếu trẻ rơi xuống nền cứng và đập mạnh đầu xuống đất, nguy cơ tổn thương có thể cao. Do đó, bố mẹ cần phải cực kỳ cẩn thận trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Mặc dù bố mẹ có thể cố gắng đề phòng để tránh những tình huống nguy hiểm, tuy nhiên các tai nạn như trẻ rơi xuống giường có thể xảy ra một cách bất ngờ và không báo trước.
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị ngã từ trên giường xuống đất?
Trong trường hợp trẻ 5 tháng bị ngã từ giường xuống đất, phụ huynh cần thực hiện các bước kiểm tra để đảm bảo rằng trẻ được xử lý kịp thời, nhằm tránh biến chứng có thể xảy ra sau chấn thương.
Nếu trẻ ngã xuống đất, phụ huynh nên giữ bình tĩnh và không nên nhanh chóng bế trẻ lên. Hãy quan sát tình huống khoảng 10 giây để xem xét xem dấu hiệu tổn thương như chảy máu, rối loạn vận động hoặc các biểu hiện bất thường khác.
Khi đã xác định trẻ không có dấu hiệu tổn thương nặng sau khi ngã từ giường xuống đất, phụ huynh có thể ôm bé vào lòng và xoa dịu từ từ, kiểm tra các tổn thương của trẻ. Hầu hết các trẻ sẽ khóc lớn khi gặp sự cố và cảm thấy đau đớn.
Tuy nhiên, cần tiếp tục quan sát trong vòng 24 giờ và trong những ngày tiếp theo sau khi trẻ bị ngã. Điều này quan trọng vì trẻ sơ sinh có xương sọ chưa hoàn thiện và cứng cáp, dễ bị tổn thương đầu. Nếu sau 24 giờ không có biểu hiện bất thường, có thể cho thấy trẻ đang trong tình trạng bình thường. Tuy nhiên, nếu phụ huynh phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, nên đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra kỹ hơn.
Tìm hiểu thêm: Thuốc mỡ tra mắt có tác dụng gì?
Bé ngã đập đầu xuống đất có nguy hiểm không?
Cách xử trí khi bé 5 tháng tuổi ngã đập đầu xuống đất
Thường thường nếu trẻ 5 tháng bị ngã từ giường xuống đất, khả năng trẻ đập đầu là rất cao. Trong quá trình phát triển, khi trẻ bắt đầu lật người, tình huống trẻ bị ngã xảy ra thường xuyên, đặc biệt là trường hợp trẻ bị ngã đập đầu xuống đất.
Nếu trẻ bị ngã từ giường xuống đất và có một phần đầu bị sưng một cục, các biện pháp như chườm đá lạnh có thể được thực hiện. Cần giữ tinh thần bình tĩnh, không hoảng sợ để có thể an ủi và làm dịu tình trạng của trẻ, khi trẻ đã ổn định hơn, bố mẹ cần kiểm tra kỹ vùng đầu của trẻ để xác định có vết thương hay không, đồng thời tiếp tục thực hiện chườm đá lạnh khoảng 5 phút để tránh sưng vết thương và thực hiện liên tục vài lần. Nếu sau vài giờ áp dụng phương pháp chườm lạnh mà cục sưng của trẻ không giảm đi, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị kịp thời.
Tuy nhiên, có một số tình huống đặc biệt, khi trẻ ngã đập đầu xuống đất và có thể xuất hiện những triệu chứng không bình thường. Trong trường hợp này, trẻ cần được quan sát 24 giờ để phát hiện các dấu hiệu tiềm ẩn, bao gồm các triệu chứng như ngủ li bì, nôn trớ, bất thường về tay chân, thóp phồng (chảy máu trong não thất), co giật, nôn mửa, và tím tái. Những dấu hiệu này có thể là dấu hiệu của tình trạng nguy hiểm, bố mẹ nên ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để điều trị kịp thời.
Trường hợp nào cần đưa bé đi cấp cứu?
Cha mẹ nên gọi cấp cứu ngay lập tức nếu trẻ 5 tháng bị ngã từ giường xuống đất và có những dấu hiệu sau đây:
- Trẻ bắt đầu co giật hoặc bất tỉnh ngay sau khi ngã hoặc trong một khoảng thời gian ngắn.
- Bé có vết thương chảy máu khi ngã và máu không ngừng chảy sau khi bố mẹ đã thử các biện pháp cầm máu.
- Trong vài giờ sau khi ngã, trẻ trở nên ngủ li bì và không thể được đánh thức.
- Trẻ bắt đầu bú ít hoặc từ bỏ bú.
- Trẻ có vết lõm ở đầu, một tình trạng rất nguy hiểm có thể gây hại nghiêm trọng cho não và đe dọa tính mạng của trẻ.
- Cơ thể trẻ bắt đầu chuyển sang tình trạng tím tái và có dấu hiệu của khó thở.
Các biểu hiện trên nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ sau này. Vì vậy, bất cứ khi nào phát hiện những tình huống bất thường này, bố mẹ nên ngay lập tức đưa trẻ đi cấp cứu và đảm bảo trẻ được điều trị kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Khám thần kinh diễn ra như thế nào? Khi nào cần khám thần kinh?
Phòng tránh trẻ 5 tháng tuổi bị ngã từ giường xuống đất
Nếu bạn có ý định cho bé 5 tháng tuổi ngủ giường, hãy áp dụng một số biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ bé ngã từ giường xuống đất:
- Sử dụng chiếu bằng nệm dày lót bên dưới giường để giảm độ cao bé có thể rơi nếu bé lăn ra ngoài.
- Đẩy giường sát vào tường và đảm bảo rằng không có bất kỳ khoảng cách nào giữa giường và tường.
- Đặt bé nằm ngửa trên giường và để chăn gối hoặc các đồ mềm tránh xa bé để ngăn ngừa nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.
- Đặt lớp đệm dày dưới đất ở các phía không sát tường.
- Cài các thanh chắn cao ở các phía không sát tường.
- Khi bé trưởng thành hơn, hãy dạy bé cách leo lên và xuống giường một cách an toàn.
Hi vọng những thông tin về vấn đề trẻ 5 tháng bị ngã từ giường xuống đất trên đây đã giúp bố mẹ có thêm kiến thức làm hành trang khi chăm sóc trẻ nhỏ. Đồng thời giữ được bình tĩnh, nắm rõ cách theo dõi trẻ sau sự cố và kịp thời đưa trẻ thăm khám khi có dấu hiệu bất thường được chúng tôi gợi ý bên trên.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm