Dấu hiệu bàng quang có vấn đề và cách giúp bàng quang được khỏe mạnh

Dấu hiệu bàng quang có vấn đề và cách giúp bàng quang được khỏe mạnh

Bàng quang là một phần quan trọng trong hệ tiết niệu của cơ thể, bất kỳ vấn đề nào xuất phát từ bàng quang đều có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày. Việc nhận biết các dấu hiệu bàng quang có vấn đề là cần thiết để có thể tìm giải pháp điều trị kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu về những dấu hiệu đáng chú ý này và hiểu được tầm quan trọng của việc duy trì sức khỏe của bàng quang.

Bạn đang đọc: Dấu hiệu bàng quang có vấn đề và cách giúp bàng quang được khỏe mạnh

Trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu dấu hiệu bàng quang có vấn đề. Khi cơ thể trải qua các vấn đề liên quan đến bàng quang, có một số dấu hiệu cần chú ý nhận biết sớm để giúp người bệnh tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời.

Dấu hiệu bàng quang có vấn đề

Đi vệ sinh thường xuyên

Trung bình, hầu hết mọi người đi tiểu sáu đến tám lần trong 24 giờ. Điều này có thể thay đổi tùy thuộc vào lượng chất lỏng bạn uống vào, cùng với việc bạn đang mang thai hay đang dùng thuốc lợi tiểu. Đi tiểu nhiều đột ngột mà không rõ nguyên nhân, đặc biệt là vào ban đêm, có thể là dấu hiệu của vấn đề về bàng quang hoặc bệnh tiểu đường.

Cảm giác tiểu gấp

Hầu hết người lớn có thể nhịn tiểu cho đến khi vào nhà vệ sinh. Cảm giác tiểu gấp, đột ngột và khó kiểm soát có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu không tự chủ hoặc các tình trạng bàng quang khác.

Tiểu không tự chủ

Rò rỉ nước tiểu không tự chủ là một vấn đề phổ biến liên quan đến bàng quang. Tiểu tiện không tự chủ xảy ra khi có áp lực lên bàng quang hoặc do cười, hay khi thực hiện các hoạt động vận động. Trường hợp này nước tiểu sẽ rò rỉ với một lượng nhỏ, người bệnh có thể có hoặc không có cảm giác buồn tiểu nhưng vẫn cần đi tiểu sau đó.

Ngoài ra, tiểu không tự chủ có thể xảy ra khi bạn có cảm giác tiểu gấp, thường đi kèm với tình trạng mất kiểm soát về việc tiểu.

Dấu hiệu bàng quang có vấn đề và cách giúp bàng quang được khỏe mạnh

Tiểu không tự chủ là một vấn đề phổ biến liên quan đến bàng quang

Tiểu buốt, nóng rát

Cảm giác nóng rát hoặc châm chích khi đi tiểu có thể là dấu hiệu của các vấn đề về bàng quang như nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc sỏi bàng quang.

Khó làm rỗng bàng quang

Hầu hết mọi người đều cảm thấy nhẹ nhõm khi bàng quang trống rỗng. Nhưng nếu bạn không thể làm trống hoàn toàn bàng quang sau khi đi tiểu thì đó có thể là dấu hiệu của rối loạn chức năng bàng quang.

Dòng nước tiểu yếu

Những thay đổi về cường độ dòng nước tiểu thường phát triển theo thời gian, đặc biệt là theo tuổi tác. Dòng nước tiểu yếu hoặc gián đoạn có thể là triệu chứng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới.

Máu trong nước tiểu

Máu trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như sỏi thận, bệnh bàng quang hoặc thận, nhiễm trùng hoặc thậm chí là ung thư bàng quang hoặc thận.

Máu trong nước tiểu có thể có màu hồng, đỏ hoặc nâu, hoặc chỉ được phát hiện khi xét nghiệm nước tiểu. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân gây ra việc xuất hiện máu trong nước tiểu.

Nước tiểu đục

Nước tiểu thường có màu vàng nhạt. Vì vậy, nếu bạn thấy nước tiểu của mình đậm màu hơn hoặc tối màu hơn bình thường, điều đầu tiên cần làm là tăng cường uống nước, đảm bảo bạn uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Nếu sau khi đã uống đủ nước mà màu nước tiểu vẫn không cải thiện, bạn nên thăm khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.

Dấu hiệu bàng quang có vấn đề và cách giúp bàng quang được khỏe mạnh

Nước tiểu đậm màu hơn bình thường có thể là dấu hiệu bàng quang có vấn đề

Đau vùng chậu

Đau vùng chậu có thể có cảm giác như đau âm ỉ hoặc đau nhói cục bộ, đây là một trong những dấu hiệu bàng quang có vấn đề. Ngoài vùng xương chậu, cơn đau có thể ở vùng bụng dưới hoặc lưng. Mặc dù có nhiều nguyên nhân có thể gây đau hoặc áp lực vùng chậu nhưng nó có thể liên quan đến các vấn đề về bàng quang.

Nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát

Nhiễm trùng thường xuyên có thể là dấu hiệu của vấn đề bàng quang tiềm ẩn. Bạn có thể bị nhiễm trùng bàng quang mạn tính, hoặc tái phát nếu bạn từng bị nhiễm trùng bàng quang từ hai lần trở lên trong sáu tháng hoặc ba lần nhiễm trùng trở lên trong một năm.

Tiểu đêm

Thức dậy nhiều hơn một lần mỗi đêm để đi tiểu được gọi là tiểu đêm. Điều này có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn và có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau về bàng quang hoặc các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn hoặc bệnh tiểu đường.

Một số bệnh thường gặp ở bàng quang

Viêm bàng quang

Viêm bàng quang là một bệnh phổ biến, có thể ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em. Nguyên nhân chính của nó thường là do vi khuẩn hoặc là do biến chứng từ các bệnh khác như tiểu đường, sỏi thận hoặc phì đại tuyến tiền liệt. Trong nhiều trường hợp, bệnh có thể tái phát sau một thời gian dài.

Tìm hiểu thêm: Ánh sáng xanh có làm đen da không? Cách hạn chế ảnh hưởng của ánh sáng xanh đến làn da

Dấu hiệu bàng quang có vấn đề và cách giúp bàng quang được khỏe mạnh
Viêm bàng quang là một bệnh phổ biến gây ra bởi vi khuẩn

Hội chứng bàng quang kích thích

Hội chứng bàng quang kích thích thường được phát hiện khi có các triệu chứng như tiểu nhiều lần, tiểu gấp hoặc tiểu không tự chủ. Đặc biệt, phụ nữ ở tuổi trung niên thường gặp phải tình trạng này, nguyên nhân hay gặp là do vệ sinh cá nhân kém.

Bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là tình trạng mà bàng quang co bóp không đúng thời điểm, dẫn đến cảm giác buồn tiểu đột ngột và cần phải tiểu ngay lập tức. Nguyên nhân thường gặp của tình trạng này là do rối loạn tâm thần hoặc tiêu thụ quá nhiều cafeine hoặc rượu.

Ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang là một căn bệnh nghiêm trọng, khi các tế bào trong bàng quang tăng sinh bất thường và không kiểm soát được.

Mặc dù nguyên nhân cụ thể vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng hút thuốc lá, nhiễm ký sinh trùng, hoặc tiếp xúc với các chất hóa học có thể góp phần gây ra tình trạng này.

Một số điều cần lưu ý để giúp bàng quang được khỏe mạnh

Khi mọi người già đi, các mô bàng quang có thể cứng lại và trở nên kém co giãn. Thành bàng quang và cơ sàn chậu có thể yếu đi, làm bàng quang khó làm trống hoàn toàn khiến nước tiểu bị rò rỉ. Dưới đây là một số điều bạn có thể thực hiện để giữ cho bàng quang khỏe mạnh nhất có thể:

  • Tập thói quen đi tiểu: Cố gắng đi tiểu ít nhất 3 đến 4 giờ một lần. Giữ nước tiểu trong bàng quang quá lâu có thể làm suy yếu cơ bàng quang và dễ bị nhiễm trùng bàng quang hơn.
  • Ở trong tư thế thoải mái khi đi tiểu: Thư giãn các cơ xung quanh bàng quang sẽ giúp bàng quang trống rỗng dễ dàng hơn. Đối với phụ nữ, tốt nhất nên ngồi trên bệ toilet khi đi vệ sinh.
  • Làm trống hoàn toàn bàng quang khi đi tiểu: Tránh vội vã khi đi vệ sinh, nếu nước tiểu đọng lại trong bàng quang quá lâu, nó có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bàng quang.
  • Lau từ trước ra sau sau khi đi vệ sinh: Phụ nữ nên lau từ trước ra sau để tránh vi khuẩn đường ruột xâm nhập vào niệu đạo. Điều này đặc biệt quan trọng sau khi đi tiểu để tránh viêm nhiễm.
  • Đi tiểu sau khi quan hệ tình dục: Hoạt động tình dục có thể di chuyển vi khuẩn từ ruột hoặc khoang âm đạo đến lỗ niệu đạo. Cả phụ nữ và nam giới nên đi tiểu ngay sau khi quan hệ để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Thực hiện các bài tập cơ sàn chậu: Bài tập sàn chậu hay còn gọi là bài tập Kegel giúp giữ nước tiểu trong bàng quang. Các bài tập hàng ngày có thể tăng cường các cơ này, giúp tránh tình trạng tiểu không tự chủ.
  • Mặc đồ lót bằng vải cotton và quần áo rộng rãi: Mặc quần áo cotton rộng rãi sẽ giúp giữ cho khu vực xung quanh niệu đạo khô ráo. Quần bó sát, đồ lót bằng nilon có thể tăng độ ẩm và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Luyện tập thể dục đều đặn: Hoạt động thể chất có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề về bàng quang cũng như táo bón. Nó cũng có thể giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh.
  • Giữ cân nặng phù hợp: Những người thừa cân có thể có nguy cơ bị rò rỉ nước tiểu cao hơn. Lựa chọn thực phẩm lành mạnh và hoạt động thể chất có thể giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh.
  • Uống đủ nước: Hãy uống đủ nước để bạn cần đi tiểu vài giờ một lần, lượng nước bạn cần có thể khác nhau tùy theo kích thước cơ thể, mức độ hoạt động và nơi sống. Một số người cần uống ít nước hơn vì một số bệnh lý nhất định, chẳng hạn như suy thận hoặc bệnh tim.
  • Hạn chế rượu và cafein: Đồ uống chứa cafein (như cà phê, trà và hầu hết các loại nước ngọt) có thể gây khó chịu cho bàng quang và làm tăng các triệu chứng như buồn tiểu thường xuyên hoặc tiểu gấp.
  • Bỏ thuốc lá: Các vấn đề về bàng quang phổ biến hơn ở những người hút thuốc. Hút thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang.

Dấu hiệu bàng quang có vấn đề và cách giúp bàng quang được khỏe mạnh

>>>>>Xem thêm: Bà bầu dùng dầu tràm được không? Những lợi ích khi sử dụng

Bỏ thuốc lá giúp đẩy lùi bệnh tật

Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã nắm rõ và hiểu rõ được những dấu hiệu bàng quang có vấn đề. Việc sớm nhận ra và tìm kiếm sự chăm sóc y tế là rất quan trọng để ngăn chặn các vấn đề nghiêm trọng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đừng ngần ngại tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào liên quan đến bàng quang nhé.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *