Làm thế nào để trở thành một con người khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần là vấn đề mà mọi người đều quan tâm và luôn tìm cách để thực hiện. Vậy thế nào là một cơ thể khỏe mạnh và những người có sức khỏe tốt thường có những bí quyết nào?
Bạn đang đọc: 10 bí quyết để trở thành người khỏe mạnh
Để nâng cao sức khỏe thể chất cũng như tinh thần, những người khỏe mạnh luôn xây dựng cho mình những thói quen tốt. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu bí quyết để trở thành một người khỏe mạnh là gì, những thói quen của họ mà mọi người nên áp dụng ra sao.
Thế nào là một cơ thể khỏe mạnh?
Tổ chức Y tế thế giới WHO định nghĩa rằng khỏe mạnh là trạng thái cơ thể không ốm yếu, không mắc bệnh cùng với các yếu tố như tinh thần, thể chất và đời sống xã hội hoàn toàn ở trạng thái lành mạnh.
Sức khỏe thể chất được thể hiện là sự thoải mái và sảng khoái về thể chất. Cơ sở của sự thoải mái, sảng khoái về thể chất là sức lực, sự dẻo dai, sự nhanh nhẹn, khả năng chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt của môi trường, khả năng chống lại được các yếu tố gây bệnh. Một cơ thể có điều kiện về thể chất phát triển toàn diện, hoạt động của cơ thể ở trạng thái tốt nhất, phù hợp với tiêu chuẩn của từng lứa tuổi là một cơ thể khỏe mạnh.
Sức khỏe tinh thần là sự biểu hiện của nếp sống văn minh, lành mạnh và có đạo đức. Cơ sở của sức khỏe tinh thần được thể hiện ở sự sảng khoái, dễ chịu, vui tươi, thanh thản, lạc quan, yêu đời; ở những quan niệm sống tích cực, chủ động, dũng cảm; ở khả năng chống lại những quan niệm bi quan và lối sống không tích cực, lành mạnh.
Sức khỏe xã hội được thể hiện ở sự hòa nhập với mọi người, được mọi người đồng cảm, yêu mến; là sự hòa nhập giữa cá nhân, gia đình và xã hội.
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sức khỏe của con người?
Những yếu tố được xem có tính quyết định, ảnh hưởng đến sức khỏe con người gồm:
- Các yếu tố về di truyền: Mới đây, khoa học đã chứng minh khi cấu trúc của những đoạn gen nào đó có sự biến đổi bất thường có thể gây ra những bệnh tật tương ứng.
- Yếu tố môi trường: Yếu tố môi trường giữ vai trò quyết định đến sức khỏe của cộng đồng. Môi trường ở đây là môi trường xã hội, tổ chức xã hội, các nguồn lực,… Môi trường tự nhiên như ánh sáng, nhiệt độ, không khí, thiên tai, thảm họa, đất nước. Môi trường sống, làm việc gồm những vấn đề khó khăn về nhà ở, nơi làm việc, trong gia đình và cộng đồng sẽ ảnh hưởng lớn đến những vấn đề về sức khỏe tâm thần. Môi trường sống như đường sá xuống cấp, lụt lội, động đất, bão, các thiên tai khác có thể gây thương tích hay tử vong cho nhiều người.
- Hệ thống chăm sóc sức khỏe: Yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái sức khỏe của con người gồm chất lượng điều trị và chăm sóc sức khỏe, khả năng tiếp cận với các dịch vụ của người dân, tình trạng thuốc men, trình độ chuyên môn của cán bộ y tế…
- Yếu tố lối sống, hành vi của con người: Hành vi tập thể dục, về vệ sinh môi trường, hành vi về dinh dưỡng,… không lành mạnh được xem là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, các vấn đề sức khỏe khác, tử vong,…
Những người khỏe mạnh có bí quyết gì?
Sau đây là những thói quen mà những người khỏe mạnh thường thực hiện mỗi ngày:
Luôn ăn sáng
Lợi ích của việc ăn sáng giúp con người khỏe mạnh hơn gồm:
- Kiểm soát lượng đường huyết của cơ thể hiệu quả giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2;
- Tăng cường lượng vitamin và khoáng chất đảm bảo cho các hoạt động của cơ thể;
- Tăng cường khả năng tập trung, với trẻ nhỏ thì giảm tỷ lệ bị ốm vặt;
- Kiểm soát trọng lượng và khiến cơ thể khỏe mạnh hơn.
Lên kế hoạch cho các bữa ăn
Người khỏe mạnh thường lên kế hoạch chi tiết cho các bữa ăn gồm xem xét các mục tiêu và nhu cầu dinh dưỡng của bản thân như giảm cân, hạn chế tiêu thụ chất béo, đường, carbs hoặc bổ sung vitamin hoặc protein.
Việc lên kế hoạch có tác dụng kiểm soát được khẩu phần ăn uống, biết rõ bạn đang ăn gì và ăn vào khi nào. Ngoài ra, lên kế hoạch ăn uống có thể hạn chế rất nhiều việc tiêu thụ các thực phẩm không lành mạnh như bánh ngọt, đồ uống có gas,…
Có giấc ngủ sâu mỗi đêm
Một giấc ngủ ngon mang đến hàng loạt lợi ích cho sức khỏe của con người, bao gồm tăng cường trí nhớ, tăng sự tập trung, nâng cao tâm trạng và cải thiện khả năng học tập, Về lâu dài, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Những người ngủ từ 7 – 9 tiếng mỗi đêm thường có sức khỏe tốt.
Tìm hiểu thêm: Viêm tụy hoại tử có nguy hiểm không?
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước là một thói quen tốt để khỏe mạnh. Uống đầy đủ nước và cung cấp nước đúng lúc cho cơ thể sẽ giúp bạn giảm căng thẳng, mệt mỏi, tinh thần minh mẫn và sảng khoái hơn. Ngoài ra, uống nhiều nước mỗi ngày cũng góp phần ngăn ngừa các bệnh thừa cân, béo phì, đường tiêu hóa và tiểu đường tuýp 2.
Hạn chế dùng điện thoại
Việc sử dụng điện thoại cùng với các thiết bị thông minh khác như máy tính, ti vi thường xuyên có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Xem điện thoại sẽ gây ra các vấn đề về mắt như khô mắt, mỏi mắt, mờ mắt, loạn thị hoặc cận thị, đồng thời gây hại cho hệ xương khớp, tinh thần, làn da.
Học một kỹ năng mới
Để có thể tăng cường sức khỏe cho não bộ, bạn nên học một kỹ năng mới như đăng ký tham gia học khiêu vũ, học thêm một ngôn ngữ mới hoặc làm công việc trí óc để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và làm chậm các dấu hiệu lão hóa.
Không hút thuốc lá
Hút thuốc lá là nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề về phổi, tụy, gan, dạ dày,… Thuốc lá chứa các hóa chất độc hại có thể tàn phá các cơ quan trong cơ thể và gây ra một số bệnh như: Lao, viêm phổi, ung thư phổi, vàng răng, sâu răng, loãng xương, đục thủy tinh thể và tiểu đường.
Tham gia tích cực các hoạt động ngoài trời
Dành một vài phút ở dưới ánh nắng mặt trời có thể làm tăng mức hấp thụ vitamin D, tốt cho xương và tim, giúp cải thiện tâm trạng. Ngoài ra, hoạt động nhiều ngoài trời cũng giúp cơ thể dẻo dai và năng động hơn thay vì ngồi hàng giờ làm việc hoặc xem ti vi.
Để nâng cao sức khỏe, những người khỏe mạnh có thói quen đi bộ hoặc đi dạo ở những nơi có không gian xanh.
Thiền định
Thiền định là một phương pháp rèn luyện sức khỏe hiệu quả vì làm giảm đau, giảm căng thẳng và cải thiện tốt tâm trạng. Sau 8 tuần bạn thường xuyên thiền định sẽ giúp bạn thay đổi các phần của não bộ liên quan đến cảm xúc và trí nhớ.
Vận động, tập thể dục thường xuyên
Sức khỏe của bạn sẽ được cải thiện đáng kể khi bạn thường xuyên vận động, tập thể dục hay chơi thể thao.
>>>>>Xem thêm: Nội soi MCU trong chẩn đoán sớm bệnh ung thư
Dù ở độ tuổi nào, bạn cũng nên tập các bài thể dục như yoga, thái cực quyền, đi bộ giúp tăng cường khả năng giữ thăng bằng cho cơ thể, làm săn chắc cơ bắp, đồng thời bảo vệ tim mạch.
Để giúp cơ thể trao đổi chất béo tốt hơn nhằm tạo khối lượng cơ, người khỏe mạnh thường rèn luyện sức mạnh cơ bắp như lắc bụng, chống đẩy và nâng tạ. Các bài tập này giúp bạn đốt cháy nhiều calo hơn, giữ gìn vóc dáng thon gọn, xây dựng hệ xương chắc khỏe, tăng cường sức khỏe tim mạch.
Tóm lại, để có một cơ thể khỏe mạnh, bạn hãy áp dụng 10 bí quyết mà những người có sức khỏe tốt thường xuyên thực hiện hàng ngày. Nếu bạn đang có một lối sống không lành mạnh hãy thay đổi ngay từ lúc này nhé.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm